Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Thời gian qua, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tại các địa phương nhằm thực hiện mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia CBRN.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Nhiều mục tiêu đến năm 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học và bức xạ hạt nhân giai đoạn 2019-2025 được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 104/QĐ-TTg đặt ra mục tiêu, giai đoạn 2021-2025, 100% các quy định pháp luật về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN) được các cấp ban hành; 100% cán bộ ứng phó tuyến đầu (hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển…) được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ về nguy cơ CBRN, các giải pháp kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị đặc thù phục vụ việc phát hiện sớm, đặc biệt là nguy cơ mất an ninh liên quan đến CBRN.

Kế hoạch cũng đặt mục tiêu, 50% cảng biển quốc tế loại I, sân bay và cửa khẩu quốc tế được lắp đặt hệ thống phát hiện và cảnh báo phóng xạ thông qua các chương trình hợp tác, hỗ trợ của quốc tế. Định kỳ hàng năm tổ chức diễn tập ứng phó sự cố CBRN cấp quốc gia và cấp tỉnh; triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với nguy cơ, sự cố CBRN.

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học
Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo nâng cao trình độ về phòng ngừa phát hiện và ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, lưu trữ, sử dụng, vận chuyển và xử lý hóa chất nguy hiểm tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: CHC

Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, bên cạnh giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam và các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí CBRN Việt Nam đã tham gia… Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành và các cơ quan liên quan nhằm ứng phó với nguy cơ sự cố hóa học.

Trong đó, Bộ Công Thương được giao chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đánh giá, phân cấp các nhóm nguy cơ, thanh tra, kiểm tra, giám sát mức độ đảm bảo an toàn, an ninh trong sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý chất thải hóa chất nguy hiểm trên phạm vi cả nước. Cùng với đó, nghiên cứu, tổ chức xây dựng phương án phòng chống nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất, xây dựng kịch bản và tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố hóa chất cho lực lượng ứng phó sự cố các cấp. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố hóa chất…

Phối hợp thực hiện các giải pháp phát hiện và ứng phó sự cố hóa chất

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Kế hoạch Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học và bức xạ hạt nhân giai đoạn 2019-2025, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 104⁄QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương với mục tiêu nâng cao năng lực phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân trong ngành Công Thương nhằm ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả đối với con người và môi trường, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy việc triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân mà Việt Nam tham gia.

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học
Hướng dẫn doanh nghiệp, người dân các phương án ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hóa chất nguy hiểm. Ảnh: Cục Hóa chất

Cùng với đó, thời gian qua Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã liên tục tổ chức các hội thảo nhằm nâng cao trình độ về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố hóa chất tại các địa phương trên cả nước.

Mới đây nhất, ngày 29/11/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hóa chất đã tổ chức Hội thảo nâng cao trình độ về phòng ngừa phát hiện và ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, lưu trữ, sử dụng, vận chuyển và xử lý hóa chất nguy hiểm, nhằm thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại, Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhât giai đoạn 2019-2025, để phòng ngừa và ứng phó có hiệu quả sự cố hóa chất trên phạm vi cả nước, các địa phương cần phải đẩy mạnh công tác quản lý, xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Trước đó, vào ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Cục Hoá chất đã tổ chức Hội thảo Đào tạo nâng cao trình độ về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hoá chất nguy hiểm. Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp.

Tại hội thảo, đại diện Cục Hoá chất đã hướng dẫn đại diện các doanh nghiệp tham dự các phương án nhằm phát hiện và ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hóa chất nguy hiểm. Đồng thời trả lời một số thắc mắc của doanh nghiệp xoay quanh vấn đề an toàn hoá chất và những chính sách liên quan đến hoạt động hoá chất.

Thông qua những thắc mắc của doanh nghiệp và những câu trả lời của đại diện Cục Hoá chất đã giúp các tổ chức, cá nhân tham dự hội thảo nắm được những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất; giúp người lao động nắm được những đặc tính nguy hiểm của hóa chất mà bản thân tiếp xúc hàng ngày. Đồng thời, giúp người quản lý doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực hoá chất biết cách nhận biết các mối nguy hiểm tiềm ẩn của hóa chất theo quy định từ đó nhận biết được các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và sử dụng hóa chất của cơ sở, từ đó xây dựng được quy trình an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc và tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm. Giúp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoá chất có được giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, và có phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để ứng phó và khắc phục sự cố cũng như có giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường bên ngoài.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,90%.
Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Sáng 2/12, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp công bố kế hoạch hoạt động của Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025.
PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

Ngành sản xuất của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chững lại so với tháng trước.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai xác định nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải, đồng thời thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển kinh tế xanh: cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

Phát triển kinh tế xanh: cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

Sáng 26/11, tại Hà Nội, báo Điện tử VOV đã phối hợp với các đơn vị tổ chức "Diễn đàn kinh tế xanh: phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu".
Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Infineon Technologies ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam.
Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, số lượng máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trực thăng biểu diễn sẽ được nâng lên 10 chiếc mỗi loại.
Áp thuế VAT 5%: Quyết sách ‘đúng và trúng

Áp thuế VAT 5%: Quyết sách ‘đúng và trúng' tạo đột phá tăng trưởng cho ngành phân bón Việt Nam

Từ tháng 7/2025, phân bón chính thức chịu thuế giá trị gia tăng 5%, mở ra nhiều kỳ vọng về sự thay đổi lớn trong ngành phân bón nội địa.
Quảng Bình: Giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại dự báo tăng trong năm 2024

Quảng Bình: Giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại dự báo tăng trong năm 2024

Theo Sở Công Thương Quảng Bình, năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 18.051,3 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 59.321 tỷ đồng.
Khai mạc Triển lãm Vinachem Expo 2024: Ngày hội lớn của ngành công nghiệp hóa chất

Khai mạc Triển lãm Vinachem Expo 2024: Ngày hội lớn của ngành công nghiệp hóa chất

Triển lãm quốc tế công nghiệp hóa chất lần thứ 20 tại Việt Nam – Vinachem Expo 2024 chính thức khai mạc, sự kiện diễn ra từ ngày 27-29/11 tại TP. Hồ Chí Minh.
Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Để dồn sức thúc đẩy tăng trưởng cho tháng cuối năm, sản xuất công nghiệp cần tháo gỡ nút thắt, tạo đà bứt tốc.
Nhiều vũ khí hiện đại từ gần 40 quốc gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều vũ khí hiện đại từ gần 40 quốc gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 27/11, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã tiến hành kiểm tra và tổng duyệt công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Chiều 26/11, trong chuyến thăm TP. Hải Phòng, Tổng thống Bulgaria - Rumen Radev và đoàn lãnh đạo cấp cao Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast.
Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

UBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận theo phương án đã được phê duyệt.
Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp hóa chất, việc tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất, kinh doanh hóa chất cũng sẽ tăng theo.
Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

iMSPO - hệ thống kết nối điện di động trên bờ đầu tiên trên thế giới giành giải thưởng “Ports and Harbor Innovation Of The Year” của EHM tại Amsterdam, Hà Lan.
Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Ngày 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt" do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động