Cao nguyên trắng Bắc Hà - Điểm đến hấp dẫn du xuân

Bắc Hà là huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, là mảnh đất lưu giữ nhiều danh thắng tuyệt đẹp và các di tích lịch sử nổi tiếng.
Điểm sáng trên cao nguyên trắng Bắc Hà Cao nguyên trắng Bắc Hà rực rỡ sắc hoa xuân hút khách du lịch

Nổi bật, Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa xuân muôn sắc hoa rực rỡ đất trời, với các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc nguyên sơ, độc đáo... Đặc biệt các lễ hội xuống đồng được tổ chức từ ngày 12 đến rằm tháng Giêng Âm lịch và trọng tâm Festival cao nguyên trắng Bắc Hà mùa xuân được tổ chức từ 09-12/2 dương lịch với nhiều hoạt động trải nghiệm, văn hóa- văn nghệ, thể thao dân tộc đặc sắc hứa hẹn là một điểm đến lý tưởng và không thể bỏ lỡ của mỗi du khách khi trải nghiệm du lịch du xuân.

Cao nguyên trắng Bắc Hà - điểm đến hấp dẫn du xuân
Cao nguyên trắng Bắc hà nổi tiếng với nét văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc

Khác với khu du lịch quốc gia Sapa, Cao nguyên trắng Bắc Hà lại có sức hấp dẫn đặc biệt riêng, níu chân mọi du khách gần xa bằng vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu mát mẻ, cùng với sự nguyên vẹn bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, phần lớn địa hình của Bắc Hà là núi cao với nhiều núi đá vôi cheo leo, cung đường đi tới Bắc Hà quanh co và bám ôm theo lưng chừng núi. Tuy nhiên, nhờ có sự phát triển về giao thông đường bộ nên đường đến với Bắc Hà hiện nay đã dễ dàng hơn rất nhiều; cách Hà Nội trên dưới khoảng 300km, du khách có thể di chuyển bằng xe cá nhân hoặc xe khách là đã đặt chân tới Bắc Hà.

Cao nguyên trắng Bắc Hà - điểm đến hấp dẫn du xuân

Đông đảo khách du lịch đến Bắc Hà du xuân, vãn cảnh, thăm thung lũng hoa, trại rau quả huyện, trại hoa hồng km7...ngắm hoa, chụp hình ghi lại kỷ niệm mùa xuân miền cao nguyên trắng

Đã từ khi nào cao nguyên trắng Bắc Hà đã trở nên nổi tiếng trong nước và quốc tế, vào mùa xuân, Bắc Hà đã trở thành sự lựa chọn du xuân của nhiều du khách. Đến Bắc Hà vào những ngày cuối tháng 1, tháng 2 và đầu tháng 3 dương lịch hằng năm du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của muôn hoa đua nở khoe sắc dưới nền trời xuân. Đó là một bầu trời hồng ngọt ngào của những cây đào rừng phơn phớt hồng, ở những thôn bản, hoa cải vàng rực nương, đặc biệt cao nguyên được nhuộm sắc trắng tinh khôi của mùa hoa mận tam hoa, hoa tả van nở trắng trời. Khoác trên mình tấm áo mới khi cả miền cao nguyên luôn rộn ràng muôn sắc hoa rực rỡ, đẹp nên thơ, lãng mạn... Bắc Hà đã vào mùa đẹp nhất trong năm-mùa xuân-mùa hoa nở yêu thương đong đầy, thu hút đông đảo khách du lịch du xuân miền cao nguyên trắng.

Qua giới thiệu quả bạn bè, anh Vũ Văn Hải, khách du lịch đến từ Hà Nội đã rủ thêm được 11 bạn, gồm 6 đôi vợ chồng trẻ và tình nhân đang đến độ chín muồi lên Bắc Hà du xuân sau tết ngắm hoa và kỳ nghỉ cuối tuần. Sau 02 ngày trài nghiệm miền cao nguyên trắng, anh và các bạn thực sự thích thú, ân tượng, anh Hải chia sẻ: "mình và các bạn đã đi nhiều vùng du xuân nhưng lên Bắc Hà mình thấy rất khác lạ, lý thú; có vẻ bồng bềnh mây mù sương khói trắng, cái lạnh của Sa Pa, ôn hòa của Đà Lạt; cảnh sắc còn hoang sơ, tự nhiên, mọi hoạt động bình dị ít bị thương mại hóa, chợ phiên Bắc Hà tuyệt vời sắc màu thổ cẩm, đủ các loại nông sản sạch, các món ăn dân dã ngon miệng như bánh chưng đen, phở chua, phở hồng, xôi 7 màu, thịt gà đồi, lợn đen ăn ngon miệng, rượu ngô rất thơm.

Mình đến khi hoa mận còn đang hé nụ nên cũng hơi buồn chút song không sao để đầu tháng 2 này lại rủ nhau lên; còn giời Bắc Hà nhiều hoa đẹp như thung lũng hoa Thải Giàng phố, trại hoa hồng km7, trại rau quả với các loại hoa đội mình thích nhất là hoa đào phai đang bung nở hồng, cải vàng chụp ảnh rất là đẹp; các bạn gái thích lắm! tối đi chợ đêm thứ 7 thì tuyệt vời sôi động, rất đông khách du lịch, rất nhiều người Hà Nội... các bạn cán bộ văn hóa huyện và các nghệ nhân biểu diễn rất hay, nhất là các tiết mục sáo khèn Mông, múa sênh tiền và múa xòe... phải nói rằng Bắc Hà rất tuyệt vời! mình sẽ giới thiệu Bắc Hà với bè bạn và sẽ quay trở lại.

Đặc biệt hơn là những mùa hoa ở cao nguyên trắng Bắc Hà cứ liên tiếp nối đuôi nhau, khi loài hoa này nở rộ thì bông khác vẫn đang chúm chím trên cành. Tháng giêng là mùa hoa đào; hoa anh đào hồng; tháng hai vẫn tiếp hoa đào, hoa anh đào bung nở rộ sắc hồng, hoa cải vàng và bước vào mùa hoa mận tam hoa, hoa mận tả van bung nở nhuộm sắc trắng tinh khôi, qua tháng ba đã đón mùa hoa lê trắng…

Điều này khiến Bắc Hà đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình du xuân của du khách và với thế mạnh này, thực hiện Nghị quyết 10 của tỉnh ủy Lào Cai, hiện nay huyện Bắc hà đã và đang tập trung cải tạo, phát triển vùng cây ăn quả ôn đới chất lượng cao gắn với du lịch, vừa tạo động lực tiêu thụ nông sản, vừa tạo cảnh quan mùa xuân hoa nở rực rỡ đất trời, mùa hạ trái chín hút khách du lịch, ông Nguyễn Xuân Giang - Trưởng phòng nông nghiệp huyện Bắc Hà cho biết: Phòng đã phát huy vai trò tham mưu, xây dựng và triển khai nhiều chương trình, dự án trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, đặc biệt đã quy hoạch và phát triển các vùng trồng cây ăn quả ôn đới.

Bắc Hà đã và đang chú trọng rà soát lại quy hoạch đất nông nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là diện tích trồng cây ăn quả ôn đới; phát triển sản xuất hợp lý trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng. Trên cơ sở đó, thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả ôn đới, vụ đông xuân năm 2022- 2023, Phòng nông nghiệp huyện phối hợp với trung tâm dịch vụ tổng hợp nông nghiệp, các xã khu vực trung tâm và thượng huyện, chủ yếu tại xã Lùng Phình, Tả Văn Chư, Bản Phố, Na Hối... trồng mới 160ha cây ăn quả ôn đới từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nâng tổng diện tích trên địa bàn huyện lên 1.460ha.

Cao nguyên trắng Bắc Hà - điểm đến hấp dẫn du xuân

Vào trung tuần tháng 2 dương lịch này, huyện Bắc Hà sẽ tổ chức Festival cao nguyên trắng năm 2023 với nhiều hoạt động

Vào mùa xuân, có lẽ vào mùa mận tam hoa bung nở nhuộm sắc trắng tinh khôi cao nguyên trắng là lúc được du khách quan tâm nhất. Bắc Hà thủ phủ mận tam hoa của Lào Cai, khu vực Tây Bắc nói riêng và toàn quốc đã trở nên nổi tiếng trong nước và quốc tế. Chính vì vậy mận tam hoa đã trở thành biểu tượng du lịch của Bắc hà với mùa xuân cao nguyên trắng, hoa mận nở trắng rừng hòa lẫn sương khói trắng huyền ảo, nên thơ, lãng mạn, với mùa hạ trái chín đỏ rực trên cành mời gọi... để rồi Mận Bắc Hà đã đi sâu vào tiềm thức, đi vào thơ ca và đặc biệt đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mận của huyện Bắc Hà năm 2015, tôn vinh cây mận tam hoa Bắc Hà…

Cao nguyên trắng Bắc Hà - điểm đến hấp dẫn du xuân
Hiện nay các đồi tuyết Shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở vùng cao, vùng đồng bào Mông Hoàng Thu Phố đang là điểm đến hấp dẫn ngày xuân của khách du lịch, nhất là người Hà Nội, ngắm cảnh, thưởng chè và săn mây trên đỉnh Nhù San- Hoàng Thu Phố

Ở cao nguyên trắng Bắc Hà, Mận được trồng nhiều nhất ở các xã vùng ven trung tâm huyện, như xã Na Hối, Bản Phố, Hoàng Thu Phố, Thài Giàng Phố... Mận Bắc Hà bắt đầu nở cuối tháng 1 và trung tuần tháng 2 dương lịch hằng năm; bắt đầu chín từ đầu tháng 5, nhưng chín rộ nhất là vào đầu tháng 6, khi thời tiết đã bắt đầu ấm lên cũng là lúc Bắc hà thu hút đông đảo khánh du lịch đến trải nghiệm mùa mận tam hoa chín, ấn tượng sâu đậm về Bắc Hà.

Vốn là mảnh đất giàu bản sắc văn hoá, nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em; vì vậy trong các thôn, bản ở miền cao nguyên trắng Bắc Hà vẫn còn gìn giữ được những nét hoang sơ, mộc mạc, đặc trưng của mỗi dân tộc. Mỗi năm, nhất là vào mùa xuân, Bắc Hà có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ hội Gầu Tào của người Mông, tục nhảy lửa đầu năm mới của người Dao đỏ, hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội múa xoè của người Tày. Đặc biệt, tự hào Lễ hội đua ngựa Bắc Hà tỉnh Lào Cai đã được công nhận Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

May mắn được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu mát mẻ, cùng nhiều danh lam thắng cảnh như cây nghiến nghìn năm tuổi xã Cốc Ly, Hồ thủy điện Cốc Ly, hang Tiên trên sông Chảy, núi Ba mẹ con, rừng chè cổ thụ Hoàng Thu Phố... và nhiều di tích văn hoá được xếp hạng cấp Quốc gia như Dinh thự Hoàng A Tưởng, đền Bắc Hà, đền Trung Đô, động Thiên Long... Cao nguyên trắng Bắc Hà đang vươn mình mở rộng phát triển du lịch, phát huy hết lợi thế về tự nhiên, đồng thời tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc nơi đây.

Cao nguyên trắng Bắc Hà - điểm đến hấp dẫn du xuân
Dinh thự cổ Hoàng A Tưởng luôn là lựa chọn hàng đầu khi đến thăm Bắc Hà của du khách ngày xuân.

Đến với Bắc Hà, du khách không thể không ghé thăm Dinh thự Hoàng A Tưởng, địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan và tìm hiểu về trang sử tại dinh thự này. Cao nguyên trắng Bắc Hà còn là một chứng minh lịch sử, nơi chứng kiến và ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó có đền Bắc Hà. Đền được xây dựng trên tổng diện tích 5ha, kiến trúc tựa sơn đạp thủy, với kết cấu gồm nhà đại bái và hậu cung để thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyên- người đã có công dẹp giặc và bình ổn vùng biên giới Tây Bắc từ cuối thế kỷ XIX. Ngày nay, các cấp chính quyền Huyện Bắc Hà và nhân dân trong toàn huyện vẫn đang ngày đêm hương khói để tưởng nhớ công ơn to lớn của hai ông.

Bên cạnh hoạt động tham quan các kỳ quan thiên nhiên, trải nghiệm đi chơi chợ miền núi cũng là một điểm thu hút đông đảo khách du lịch gần xa. Chợ phiên Bắc Hà được tạp chí Serendib bình chọn là 1 trong 10 chợ hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Được họp định kì vào mỗi chủ nhật hàng tuần, phiên chợ có đủ mọi sản vật của núi rừng Tây Bắc như: mật ong, rau rừng, thảo quả,.. cho tới các đồ nhu yếu phẩm, nhưng thu hút khách du lịch nhất vẫn là những món đồ trang sức đủ loại mẫu mã, những chiếc áo thổ cẩm được thêu tỉ mỉ bằng chính đôi bàn tay của người đồng bào nơi đây.

Vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần, trước ngày diễn ra phiên chợ, tại khu vực trung tâm huyện diễn ra các hoạt động văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc như: múa xoè, múa khèn, múa xênh tiền, hát đối,.. kèm theo đó là những khu vực ẩm thực với các đặc sản nổi tiếng và những gian hàng lưu niệm bày bán các sản phẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây như thổ cẩm, váy, áo, đồ trang sức,...

Cao nguyên trắng Bắc Hà - điểm đến hấp dẫn du xuân
Ẩm thực dân tộc miền cao nguyên trắng với những món ăn ngon nổi tiếng luôn say lòng du khách

Phong phú về ẩm thực đó chính là điều cuốn hút du khách mỗi khi đến với cao nguyên trắng Bắc Hà, tại đây du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản mang đậm bản sắc và hương vị riêng của mỗi dân tộc như: thắng cố ngựa, phở chua, gà đen, thịt lợn đen, cốm Nalo, bánh chưng đen,sủi dìn, mèn mén, gạo khẩu nậm xít…

Với tiềm năng và thế mạnh vốn có, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Hà đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng phát triển du lịch Bắc Hà theo hướng bền vững, trong đó trọng tâm đẩy mạnh du lịch cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống giàu bản sắc dân tộc; phát triển du lịch nông nghiệp bền vững... nhằm đưa miền cao nguyên trắng Bắc Hà trở thành một trong những điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Lào Cai, điểm đến hấp dẫn của du khách./.

Tráng Xuân Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Mobile VerionPhiên bản di động