Cà Mau: Mô hình, khóm, ấp không có tội phạm và tệ nạn xã hội

Đưa tôi vượt sông sang với ấp Dinh Hạn (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), Đại úy Phạm Nam Sơn - Phó đội trưởng Đội Vận động quần chúng - Đồn Biên phòng Rạch Gốc vừa đi vừa kể chuyện về ấp Dinh Hạn với rất nhiều tình cảm trìu mến.
Theo Đại úy Phạm Nam Sơn, từ năm 2010, Đồn Biên phòng Rạch Gốc đã chủ động tham mưu cho UBND xã Tân Ân tổ chức mô hình “Khóm, ấp không có tội phạm và tệ nạn xã hội (TNXH)” tại ấp Dinh Hạn. Kết quả thực hiện gần 10 năm qua cho thấy, so với các ấp trong xã, an ninh - trật tự của Dinh Hạn tốt hơn rất nhiều, TNXH đến nay không còn.

Đón chúng tôi tại ấp Dinh Hạn có đủ mặt Trưởng ấp, Bí thư ấp và các công an viên của ấp. Chứng kiến tình cảm, sự cởi mở mà các chú, các anh dành cho Đại uý Phạm Nam Sơn, thêm hiểu hơn về sự quan tâm, gần gũi mà bộ đội Biên phòng (BĐBP) Rạch Gốc đã dành cho ấp ven biển này. “Có vấn đề gì liên quan đến an ninh trật tự, ấp cần sự trợ giúp, BĐBP luôn xuất hiện đầu tiên, không nề hà sáng sớm hay đêm khuya. Từ giúp dân tránh bão, dựng nhà, đến khuyến cáo người dân không tham gia vào các tệ nạn xã hội. BĐBP như anh em trong nhà vậy…” - Trưởng ấp Mai Thanh Lâm cởi mở.

Cà Mau: Mô hình, khóm, ấp không có tội phạm và tệ nạn xã hội
Đại úy Phạm Nam Sơn cùng tổ tuần tra ấp Dinh Hạn trao đổi về tình hình an ninh của ấp

Được biết, sau khi triển khai mô hình “Khóm, ấp không có tội phạm và TNXH”, hàng tuần, công an viên, dân quân tự vệ ấp Dinh Hạn, kết hợp với công an xã và cán bộ biên phòng lại cùng nhau đi tuần quanh ấp. Không chỉ nhắc nhở người dân không tụ tập đá gà, rượu chè say xỉn, cãi lộn, gây gổ…, Tổ tuần tra còn quan tâm xem có hộ nào đang gặp khó khăn, nhà cửa dột nát, con cái lêu lổng… để từ đó kịp thời can thiệp, hỗ trợ. Tổ tuần tra đa phần là những người đã sinh ra lớn lên ở Dinh Hạn, bên cạnh cái lý, còn có tình làng nghĩa xóm nên tham gia góp ý, can gián, bà con cũng dễ hiểu và nghe theo.

Là một trong những người đầu tiên tham gia vào Tổ tuần tra, anh Mai Hồng Lĩnh - cán bộ Mặt trận tổ quốc của ấp Dinh Hạn - cho biết: Ấp Dinh Hạn có 280 hộ với 1.078 khẩu. Người dân chủ yếu tham gia khai thác thủy sản, bắt cua, ốc, ba khía, trùn đất. Nghe tin Dinh Hạn được chọn để xây dựng mô hình “Khóm, ấp không có tội phạm và TNXH”, bà con ủng hộ lắm. Sau một thời gian hoạt động, Tổ tuần tra của ấp đi đến đâu cũng được bà con quý mến, tin tưởng. Cùng với nhiều khóm, ấp khác trong tỉnh Cà Mau, Dinh Hạn đã cung cấp nhiều thông tin, giúp đỡ BĐBP phát hiện, xử lý không ít vụ việc, đối tượng liên quan đến an ninh, trật tự ở xã Tân Ân. “Ngay như thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, sau khi được tuyên truyền, hễ thấy người lạ mặt nào xuất hiện ở ấp là bà con báo tin ngay” - anh Lâm Hoàng Lâm, công an viên của ấp cho hay.

Từ chỗ được tuyên truyền, nhắc nhở, nay tinh thần cảnh giác, tố cáo tội phạm của bà con trong ấp Dinh Hạn được nâng lên rõ rệt. Ai cũng hiểu, ấp xóm có bình yên, thì gia đình mình mới yên ổn làm ăn. Thay vì những cuộc nhậu nhẹt say xỉn sớm tối như trước kia, đàn ông, thanh niên của ấp nay đã tu chí làm ăn, bảo nhau giữ gìn an ninh cho khóm, ấp. “Trước kia hộ nghèo của ấp nhiều lắm, nhưng năm 2020 chỉ còn 5 hộ thôi. Vài năm trước, trong ấp có đám là đàn ông đi, rồi nhậu lai rai cả buổi. Nay thì khác rồi, 7 giờ sáng đàn ông đã xuống biển, ra đồng… có đám là chị em phụ nữ đi thay” - Bí thư ấp Huỳnh Văn Khê phấn khởi.

Góp lời cho câu chuyện của ông Khê, cán bộ mặt trận Mai Hồng Lĩnh hóm hỉnh: “Trước kia mỗi năm tổ hòa giải còn có 7, 8 vụ việc để làm, thêm chút kinh phí bồi dưỡng. Giờ lâu lắm không có. Tổ hòa giải gần như thất nghiệp…”.

Buổi chiều ở Dinh Hạn, đi trên những con đường trong ấp đã được đổ bê tông cao ráo, nghe tiếng rao lanh lảnh của chiếc xe bán hàng di động, cảm nhận được sự bình yên của ấp nhỏ ven biển - nơi mà những người dân, cùng cán bộ công an, biên phòng đang ngày ngày đồng lòng góp công, chung sức để giữ gìn sự bình yên cho xóm ấp. Từ Dinh Hạn, hiểu hơn về ý nghĩa của mô hình “Khóm, ấp không có tội phạm và TNXH” mà BĐBP Cà Mau đang triển khai.

Tạm biệt Dinh Hạn khi vẫn còn rất nhiều câu chuyện thú vị về ấp nhỏ chưa kịp khám phá, đọng lại là cái nắm tay rất chặt và nụ cười hiền hòa của Bí thư Huỳnh Văn Khê: “Dinh Hạn là 1 trong 3 ấp của xã Tân Ân vừa được công nhận là ấp văn hóa. Mô hình “Khóm, ấp không có tội phạm và TNXH” cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Dinh Hạn có được danh hiệu này. Chúng tôi mong, mô hình tiếp tục được nhân rộng để có thêm nhiều khóm, ấp bình yên hơn nữa”.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Mobile VerionPhiên bản di động