Thứ bảy 23/11/2024 00:26

92 động vật hoang dã về với rừng tự nhiên

Nhân “Ngày Quốc tế về Rừng” 21/3, tại Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương 92 cá thể của 17 loài động vật hoang dã sau cứu hộ đã được tái thả về môi trường tự nhiên. Sự kiện được VQG Cúc Phương (Ninh Binh) phối hợp với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thực hiện.

Đây là động vật hoang dã được cứu hộ, chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội, tiếp nhận từ các nguồn khác nhau. Toàn bộ 92 động vật hoang dã gồm 17 loài như: Chim, khỉ, bò sát, mèo rừng, cầy, rắn... đủ tiêu chuẩn tái thả về với tự nhiên và được kiểm dịch theo quy định.

Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, ông Lương Xuân Hồng cho biết: Những con vật thả về rừng từng bị thu giữ từ những vụ liên quan đến buôn bán trái phép động vật hoang dã. Mỗi con được trung tâm tiếp nhận đều được đưa vào cách ly 25 ngày, sau đó theo dõi tình trạng sức khỏe, lên danh sách đánh giá môi trường tự nhiên thích hợp mới tái thả. Mỗi năm, VQG Cúc Phương tiếp nhận khoảng 500 - 700 cá thể động vật hoang dã để chăm sóc, tái thả về thiên nhiên. Con số này tăng mạnh từ 2 năm trở lại đây.

Đại diện VQG Cúc Phương tiếp nhận động vật hoang dã
Các động vật được đưa vào sâu trong rừng để thả

Đây là lần đầu tiên người dân và du khách được trực tiếp tham gia vào quá trình tái thả. Một trải nghiệm rất đặc biệt nhân ngày “Ngày Quốc tế về Rừng” 21/3/2021 với chủ đề “Khôi phục rừng: Con đường dẫn tới khôi phục kinh tế và hạnh phúc”. Theo đại diện Ban Quản lý VQG Cúc Phương, tỷ lệ tái thả thành công, hòa nhập được với môi trường rừng tự nhiên của các cá thể này lên tới 95 - 98%.

Du khách được trực tiếp tham gia thả các động vật về với rừng

Được chứng kiến khoảnh khắc đầu tiên của những loài động vật hoang dã được trở về với nơi chúng được sinh ra, mỗi du khách cảm dâng nhiều xúc cảm tốt đẹp với thiên nhiên nói chung và với động vật hoang dã nói riêng. Mỗi người tự ý thức cho mình, bảo vệ môi trường rừng và các loài động vật hoang dã chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Khánh Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: voi hoang dã

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao