92 động vật hoang dã về với rừng tự nhiên

Nhân “Ngày Quốc tế về Rừng” 21/3, tại Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương 92 cá thể của 17 loài động vật hoang dã sau cứu hộ đã được tái thả về môi trường tự nhiên. Sự kiện được VQG Cúc Phương (Ninh Binh) phối hợp với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thực hiện.

Đây là động vật hoang dã được cứu hộ, chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội, tiếp nhận từ các nguồn khác nhau. Toàn bộ 92 động vật hoang dã gồm 17 loài như: Chim, khỉ, bò sát, mèo rừng, cầy, rắn... đủ tiêu chuẩn tái thả về với tự nhiên và được kiểm dịch theo quy định.

92 động vật hoang dã về với rừng tự nhiên

Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, ông Lương Xuân Hồng cho biết: Những con vật thả về rừng từng bị thu giữ từ những vụ liên quan đến buôn bán trái phép động vật hoang dã. Mỗi con được trung tâm tiếp nhận đều được đưa vào cách ly 25 ngày, sau đó theo dõi tình trạng sức khỏe, lên danh sách đánh giá môi trường tự nhiên thích hợp mới tái thả. Mỗi năm, VQG Cúc Phương tiếp nhận khoảng 500 - 700 cá thể động vật hoang dã để chăm sóc, tái thả về thiên nhiên. Con số này tăng mạnh từ 2 năm trở lại đây.

92 động vật hoang dã về với rừng tự nhiên
Đại diện VQG Cúc Phương tiếp nhận động vật hoang dã
92 động vật hoang dã về với rừng tự nhiên
Các động vật được đưa vào sâu trong rừng để thả

Đây là lần đầu tiên người dân và du khách được trực tiếp tham gia vào quá trình tái thả. Một trải nghiệm rất đặc biệt nhân ngày “Ngày Quốc tế về Rừng” 21/3/2021 với chủ đề “Khôi phục rừng: Con đường dẫn tới khôi phục kinh tế và hạnh phúc”. Theo đại diện Ban Quản lý VQG Cúc Phương, tỷ lệ tái thả thành công, hòa nhập được với môi trường rừng tự nhiên của các cá thể này lên tới 95 - 98%.

92 động vật hoang dã về với rừng tự nhiên
92 động vật hoang dã về với rừng tự nhiên
Du khách được trực tiếp tham gia thả các động vật về với rừng

Được chứng kiến khoảnh khắc đầu tiên của những loài động vật hoang dã được trở về với nơi chúng được sinh ra, mỗi du khách cảm dâng nhiều xúc cảm tốt đẹp với thiên nhiên nói chung và với động vật hoang dã nói riêng. Mỗi người tự ý thức cho mình, bảo vệ môi trường rừng và các loài động vật hoang dã chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Khánh Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: voi hoang dã

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới