Xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc: Vì sao doanh nghiệp vẫn loay hoay?

Sau hơn 5 tháng triển khai đăng ký xuất khẩu trực tuyến theo Lệnh số 248 về "Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc, đến nay, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam vẫn đang loay hoay trong việc đáp ứng các quy định.
Hỗ trợ doanh nghiệp sớm đăng ký mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Lệnh 249: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Vướng mắc phần mềm khai báo

Chia sẻ về những khó khăn trong việc đăng ký xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc, tại hội nghị “Xử lý các vướng mắc kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc” diễn ra mới đây, đại diện Công ty Cổ phần Thủy sản NTSF (có trụ sở tại Cần Thơ) cho biết, hiện doanh nghiệp đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến từ phía cơ quan chức năng mà cụ thể ở đây là Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống để khai báo thì được thông báo tên đăng nhập và mật khẩu không chính xác. Mặc dù doanh nghiệp đã kiểm tra và cũng đã đăng nhập lại nhiều lần nhưng vẫn không thể vào tài khoản.

Nhiều doanh nghiệp cho biết đang rơi vào tình cảnh mất cả tháng trời cũng không hoàn thiện được thủ tục khai báo trực tuyến để hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp cho biết đang rơi vào tình cảnh mất cả tháng trời cũng không hoàn thiện được thủ tục khai báo trực tuyến để hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Tương tự, đại diện Công ty Cổ phần Hải Việt (có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, mặc dù đã đăng ký lại từ năm 2021 và có tên trong danh sách 779 doanh nghiệp chế biến thủy sản được phép xuất hàng vào nước này. Tuy nhiên, tháng 2/2022, công ty có 2 lô hàng xuất đi Trung Quốc nhưng bị vướng thủ tục khai báo hải quan và đến thời điểm này vẫn chưa giải quyết xong.

Theo doanh nghiệp này, trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính yêu cầu khai báo, đăng ký thông tin lại khó vô cùng, doanh nghiệp đã làm đi làm lại nhiều lần mà vẫn bị lỗi mà không hiểu lỗi ở đâu. Việc này đã gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi đã đăng ký lại từ ngày 21/2, như vậy, đến thời điểm này đã một tháng rưỡi vẫn không được, mặc dù chúng tôi có nhận được sự hỗ trợ từ Nafiqad. Thời gian thì cứ kéo dài, chúng tôi vô cùng lúng túng và không biết phải xử lý như thế nào. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị Nafiqad có nhóm chuyên viên hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp này. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần hợp tác tích cực hơn với phía Trung Quốc để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp”, đại diện doanh nghiệp này cho biết.

Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bị vướng đó là khai báo mã HS (mã hải quan, xuất nhập cảnh), doanh nghiệp cho biết họ rất lúng túng, không đăng ký được và không thể đăng ký đúng. Bởi khi doanh nghiệp gõ 1 mã HS với dãy số code (mã số) 8 hoặc 10 số, tuy nhiên, sau đó, sẽ hiển thị ra một loạt các mã CIQ (mã số liên quan đến các sản phẩm kiểm dịch, quy trình, thành phần của doanh nghiệp) khác nhau và doanh nghiệp không biết sẽ phải lựa chọn mã số nào.

Không chỉ trong lĩnh vực thủy sản, trong lĩnh vực nông sản, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản cũng đang loay hoay trong việc đáp ứng các quy định mới. Theo phản ánh của doanh nghiệp, dù đã được cấp mã số HS, nhưng trong quá trình đăng ký, doanh nghiệp đăng ký sai mã số thuế nên không xuất khẩu được hàng. Hay việc khai thiếu thông tin về hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp đang áp dụng khiến hồ sơ bị trả lại.

Về vấn đề mã HS, theo Nafiqad, trong khi mã HS của Việt Nam có 10 số thì mã HS của Trung Quốc đến 13 số (trong đó có 3 số là mã CIQ). Vừa rồi có nhiều đơn vị đã được cấp mã HS nhưng nhập sai mã CIQ thì cũng không thông quan được. Bởi khi sai CIQ thì phía cơ quan Hải quan Trung Quốc sẽ hiểu sang một sản phẩm khác.

Theo ông Lê Bá Anh - Phó Cục trưởng Nafiqad, cơ quan chức năng Việt Nam đã nhiều lần làm việc với phía Trung Quốc để tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp về mã HS. Tuy nhiên, ngay cả phía Trung Quốc cũng thừa nhận là do phần mềm mới được xây dựng nên rất thường xảy ra lỗi kỹ thuật. Vấn đề này không chỉ là phản ánh từ phía Việt Nam mà cả hơn 100 quốc gia khác có xuất khẩu hàng vào Trung Quốc cũng gặp phải.

Vừa làm vừa gỡ

Đến thời điểm này, đã có 779 cơ sở chế biến thủy sản đã có tên trong danh sách tiếp tục xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Để thuận lợi trong công tác khai báo xuất khẩu, ông Lê Bá Anh cũng khuyến nghị, trong trường hợp doanh nghiệp đã có đối tác nhập hàng từ Trung Quốc thì việc nhờ hỗ trợ nhận diện các mã HS từ họ là một việc cần thiết. Vì trong quá trình triển khai hệ thống mới của Hải quan Trung Quốc, chính bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc hiểu hơn ai hết.

Ngoài ra, khi có bất kỳ khó khăn vướng mắc nào, doanh nghiệp có thể làm công văn mô tả rõ ràng vấn đề đó gửi về văn phòng Nafiqad hoặc các cơ quan phụ trách trực tiếp. Cơ quan chức năng sẽ tập hợp chuyển cho phía Trung Quốc xem xét giải quyết một cách nhanh nhất có thể. “Có những khó khăn khách quan nằm ngoài khả năng giải quyết của chúng ta, do đó, phải chấp nhận và giải quyết từng bước”, ông Lê Bá Anh chia sẻ.

Trong khi đó, theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), tính đến thời điểm hiện tại, đơn vị này đã cấp và xác nhận 350 tài khoản đăng ký của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, đang hướng dẫn và giới thiệu 30 doanh nghiệp hoàn thiện và gửi hồ sơ sang Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, phần mềm và trang web ở phía Trung Quốc liên tục nâng cấp, vừa thực hiện vừa hoàn thiện mà chưa được hướng dẫn kịp thời nên gây khó khăn trong quá trình thực hiện công việc.

Trong giai đoạn ban đầu (năm 2021) do mới thực hiện nên các doanh nghiệp chưa được hướng dẫn cụ thể cách khai báo thông tin để tạo tài khoản trên hệ thống của Hải quan Trung Quốc nên nhiều thông tin còn chưa chính xác, gây khó khăn cho việc xác nhận các tài khoản do doanh nghiệp tự đăng ký. Bên cạnh đó, hệ thống phân nhóm thực phẩm của theo 19 nhóm của Trung Quốc phức tạp, bao gồm cả mã HS/CIQ. Chưa có hướng dẫn cụ thể nên doanh nghiệp chưa hiểu về cách mô tả hàng hóa nên gặp nhiều khó khăn trong việc khai báo mã HS/CIQ…. Hệ thống tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc bằng tiếng Trung nên doanh nghiệp khó tiếp cận.

Đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, cần hướng dẫn doanh nghiệp về việc sử dụng phần mềm và khai báo thông tin online. Cung cấp đầy đủ thông tin về nhóm thực phẩm, mô tả hàng hóa, HS/CIQ code và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc (bản Tiếng Việt). Hướng dẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP, tiến tới được chứng nhận HACCP.

Các chuyên gia nhận định, các quy định về sản xuất, chế biến, kiểm dịch phòng chống dịch bệnh Covid-19, đến hệ thống thủ tục hành chính như khai báo hải quan của phía Trung Quốc... đã gây ra rất nhiều khó khăn không những cho doanh nghiệp Việt Nam mà với cả doanh nghiệp khắp thế giới.

Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc, trước nay vẫn quen xuất khẩu tiểu ngạch, đa số lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chuyển qua chính ngạch gặp rất nhiều khó khăn, nhất là sự khác biệt về thủ tục và ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là vấn đề nội tại của doanh nghiệp, cần có giải pháp tháo gỡ. Các doanh nghiệp có thể thuê các đơn vị tư vấn có uy tín để hỗ trợ.

“Chúng tôi cũng thường xuyên tham khảo, cập nhật các hướng dẫn từ Bộ Nông nghiệp Mỹ trong việc xuất hàng vào Trung Quốc. Vì Mỹ cũng là đối tác xuất khẩu lớn hàng hóa vào Trung Quốc, họ thường xuyên đăng tải thông tin và tài liệu liên quan. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tham khảo thêm các thông tin ở đó”, ông Lê Bá Anh khuyến nghị.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Lô hàng nước mía ép nguyên chất đóng lon của Công ty Lasuco được doanh nhân người gốc đảo quốc Haiti,đưa vào phân phối tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị ở Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Chiều ngày 25/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan thương mại Business France đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác.
Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ giúp khu vực thoát khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường gắn hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể đã trở thành một trong những nhiệm vụ của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động