Xuất khẩu cá ngừ sang nhiều nước EU tăng "phi mã"
Thương mại 15/03/2022 12:01 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU năm 2021 đạt 144 triệu USD, tăng 6,4% so với năm 2020. Mặc dù giá trị XK trong năm 2021 vẫn tăng nhưng điều đáng nói là trong nhiều tháng xuất khẩu sang thị trường này đã bị sụt giảm so với cùng kỳ, đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2021 khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Việt Nam.
![]() |
Theo bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của VASEP, sang đầu năm 2022 xuất khẩu cá ngừ sang hầu hết các thị trường trong khối EU đã phục hồi, giá trị xuất khẩu đạt gần 15 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, nhiều thị trường trong khối đang có mức tăng trưởng “phi mã” ở mức 3 – 4 con số so với cùng kỳ, như: Lithuania tăng 1.938%, Hà Lan tăng 243%, Bỉ tăng 215%...
Dự kiến, xu hướng tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ sang EU sẽ còn tiếp tục trong năm nay. Do nền kinh tế các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đang tăng trưởng mạnh trở lại và đạt quy mô như thời điểm trước khi diễn ra đại dịch Covid-19. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại các nước EU hồi phục. Bên cạnh đó, các ưu đãi thuế quan theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) được khởi động lại trong những tháng đầu năm 2022 đang tạo động lực thúc đẩy XK cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này.
Tuy nhiên, năm nay do cuộc xung đột Nga – Ukraine ngày càng leo thang nên các DN chế biến và XK cá ngừ Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối mặt với thách thức như chi phí vận chuyển tăng, chi phí sản xuất (giá cá ngừ nguyên liệu, giá dầu hướng dương…) tăng. Các vấn đề này dự kiến sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cá ngừ tại các thị trường xuất khẩu như EU.
Hiện, cả nước có 48 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU. Trong đó, Tuna Vietnam, Bidifisco và Nha Trang Bay là 3 công ty xuất khẩu cá ngừ lớn nhất sang thị trường EU, chiếm 57% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong năm 2021.
Việt Nam là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 7 cho thị trường EU sau Ecuador, Seychelles, Philippines, Papua New Guinea, Trung Quốc và Mauritius.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Văn phòng SPS Việt Nam thông tin về quả bòn bon bị cảnh báo tại Iceland

Bộ Công Thương: Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792 triệu USD

Doanh nghiệp nêu lý do giá gạo xuất khẩu “bốc hơi” 35 USD/tấn

Thị trường xuất khẩu dệt may đang ấm dần
Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Giải "bài toán” phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới

TP. Hồ Chí Minh: Triển lãm Vietstock 2023 diễn ra từ ngày 11-13/10

Quảng Ninh: Không còn tình trạng xuất khẩu tôm hùm ùn ứ ở Móng Cái

Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 23 cho thị trường Anh

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Đề xuất phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xơ sợi mang về 2,88 tỷ USD

Hơn 10.000 sản phẩm được trưng bày tại TavicoHome Viefurn 365

Xuất nhập khẩu sôi động, Lạng Sơn nâng cao năng lực thông quan hàng hoá

Mexico ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nguội từ Việt Nam

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) dần khởi sắc

Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur: Động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh

Giá cà phê xuất khẩu đạt 3.151 USD/tấn, tiếp tục lập kỷ lục

Thanh Hóa: Doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Lý do gì khiến xuất khẩu chè sụt giảm mạnh 8 tháng năm 2023?

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng 2 con số
