Thứ bảy 16/11/2024 01:20

Xây dựng Y Tý thành khu du lịch đậm bản sắc văn hóa

Tỉnh Lào Cai vừa quyết định quy hoạch xây dựng xã Y Tý, huyện Bát Xát trở thành Khu đô thị du lịch theo hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, khám phá cảnh quan và bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, du lịch nông nghiệp ôn đới.

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch của UBND tỉnh Lào Cai, Khu đô thị du lịch Y Tý nằm trong địa giới hành chính xã Y Tý, trên diện tích hơn 8.600 héc-ta, trong đó tập trung phát triển đô thị vùng lõi hơn 3.100 héc-ta. Trong tương lai, khu vực này sẽ hình thành một khu đô thị du lịch, hành chính mới mang tên Y Tý, phát triển phân thành hai vùng, bảy phân khu rõ rệt. Đó là khu bảo tồn, phát triển du lịch cộng đồng; khu công viên chuyên đề và du lịch nghỉ dưỡng; khu thể thao, nghỉ dưỡng; khu trung tâm hành chính; khu du lịch thực nghiệm, khám phá thiên nhiên; khu phát triển đô thị; khu phát triển, sản xuất nông - lâm nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Bình - Chủ tịch UBND huyện Bát Xát cho biết, để du lịch Y Tý phát triển bền vững nhưng không mất đi vẻ đẹp tự nhiên, đồng thời giúp người dân nơi đây giảm nghèo bền vững, huyện Bát Xát đang thực hiện chủ trương phát triển mạnh du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Huyện Bát Xát đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, qua đó giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng và nhân dân. Huyện Bát Xát cũng đang phối hợp với các ngành liên quan, nhất là ngành Văn hóa Du lịch tham mưu, hướng dẫn việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các bản sắc văn hóa của các dân tộc…

Y Tý đang dần trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch

Y Tý là một xã nghèo vùng cao biên giới, cách Sa Pa gần 70km và thành phố Lào Cai gần 100km, nằm trên độ cao 2.000m so với mực nước biển. Y Tý đẹp nhất ở hai thời điểm trong năm là “mùa vàng” từ cuối tháng 8 đến khoảng giữa tháng 9 và “mùa săn mây” bắt đầu từ mùa Đông cho tới mùa Xuân. Những năm gần đây, Y Tý đã trở thành một điểm du lịch được du khách gần xa biết đến như Sa Pa thứ hai ở Lào Cai. Đến với Y Tý, du khách sẽ được trải nghiệm nét đẹp mộc mạc, hoang sơ và những con người thân thiện, mến khách.

Theo ông Phạm Văn Tâm - Trưởng phòng văn hóa huyện Bát Xát (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Y Tý), Y Tý đang định hướng cho người dân kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch khi đến với địa phương. Đặc biệt là dịch vụ homestay không chỉ là một sản phẩm du lịch đặc thù, một điểm lưu trú, khi đến đây, du khách còn được trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc và khám phá thiên nhiên, phong tục tập quán của người dân địa phương. Trên địa bàn xã hiện có 12 homestay. Bước đầu, các homestay đã từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhiều chủ cơ sở homestay cũng đã được các chương trình của nhà nước đưa đi thăm thực tế việc phát triển du lịch cộng đồng ở một số nơi đã thành công. Việc phát triển các homestay trên địa bàn bước đầu cũng đã mở ra hướng đi trong phát triển dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân...

Nói về những “điểm nhấn” của du lịch Y Tý, không chỉ nổi tiếng với các lễ hội ở thôn Choản Thèn, Lao Chải, Sín Chải hay ẩm thực đặc sắc… ở Y Tý còn có một địa danh độc đáo, nhiều tiềm năng là thôn Phan Cán Sử - nơi cao nhất của Y Tý thường được gọi là điểm “săn mây”. Theo đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Y Tý, thôn Phan Cán Sử sẽ trở thành khu du lịch thể thao, nghỉ dưỡng. Phan Cán Sử có một vị trí rất đẹp, từ trung tâm xã Y Tý, sau chặng đường vượt dốc, xuyên qua rừng cây tống quán sủ cổ thụ sẽ đến thôn Phan Cán Sử. Từ đây, khách có thể ngắm toàn cảnh trung tâm xã Y Tý với các thôn Choản Thèn, Lao Chải, Sín Chải… được bao quanh bởi rừng cây và quần thể ruộng bậc thang kỳ vĩ.

Theo anh Vàng A Cấu - Bí thư chi bộ thôn Phan Cán Sử, nắm bắt thông tin về quy hoạch đô thị du lịch Y Tý, anh và nhiều người dân ở thôn Phan Cán Sử và các thôn khác của xã Y Tý đang tìm cách thay đổi bản thân, thay đổi lối sống gia đình bằng cách tiếp cận các khóa hướng dẫn làm du lịch do xã, huyện tổ chức. Mục tiêu của nhiều bà con dân bản là hướng tới tham gia làm các dịch vụ du lịch. Người dân bước đầu ý thức bản thân là thành tố quan trọng để tạo nên nét đặc sắc riêng có của Y Tý...

Quang Bảo
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống