Thứ sáu 15/11/2024 20:21

Trao chứng nhận bản quyền tác giả cho tác phẩm “Vũ điệu kết đoàn”

Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành văn hóa, thể thao và du lịch và những người đam mê nghệ thuật đã cùng chính quyền các cấp sưu tầm, biên soạn, phát huy những giá trị nghệ thuật để lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam trong lòng cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Sau một thời gian dày công nghiên cứu, xem xét 16 điệu múa xòe của người Thái, bà Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội - đã hoàn thành tác phẩm “Vũ điệu kết đoàn” - một tác phẩm nghệ thuật mang đậm tính đoàn kết, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của 12 dân tộc cư trú tại tỉnh Sơn La và sự giao thoa văn hóa với các dân tộc khác trong vùng Tây Bắc.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả tới nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng

Tại Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm “Vũ điệu kết đoàn” diễn ra mới đây tại Nhà Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định: Văn hóa các dân tộc đã góp phần vào việc giáo dục chân - thiện - mỹ cho nhân dân, quan trọng hơn là thông qua đó đã thực hiện được đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước là phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc.

"Những năm qua, bà Tòng Thị Phóng không chỉ đảm nhiệm tốt cương vị là lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà còn rất đam mê nghiên cứu, tìm hiểu và mong muốn giữ gìn, tôn tạo và xây dựng những giá trị của văn hoá, nghệ thuật để lưu truyền cho con cháu mai sau", ông Nguyễn Văn Hùng cho hay.

Chia sẻ tại Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho hay, muốn hòa nhập cộng đồng, muốn tham gia các nội dung liên quan đến hoạt động chính sách thì cái đầu tiên cần phải hoà nhập chính là bản sắc văn hóa. Chính vì vậy, khi được phân công làm công tác dân tộc, bà đã nỗ lực, cố gắng và dày công nghiên cứu để làm nên một tác phẩm mang tính đoàn kết dân tộc.

Với tác phẩm “Vũ điệu đoàn kết”, bà Tòng Thị Phóng hi vọng, tác phẩm sẽ được lan tỏa trong cộng đồng các dân tộc và được công chúng đón nhận.

Bà Tòng Thị Phóng là đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội 5 khóa, từ khóa X đến khóa XIV. Bà Tòng Thị Phóng đã được phân công giữ các chức vụ quan trọng như Bí thư tỉnh ủy Sơn La, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Chủ tịch Hội đồng công tác quần chúng của Trung ương; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống