Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Người dân Gia Lai đang viết tiếp hành trình đưa nông sản bản địa chạm tay thị trường trong và ngoài nước nhờ thay đổi tư duy trong thời đại chuyển đổi số.
Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn Trách nhiệm người đứng đầu trong phát triển khoa học - công nghệ Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Chuyển đổi số đang len sâu vào đời sống nông nghiệp, từng bước tạo ra cú hích trong tiêu thụ nông sản. Bà con nông dân không chỉ trồng giỏi, chăm tốt mà còn học cách bán hàng thông minh, đưa đặc sản địa phương lên các sàn thương mại điện tử, tiếp cận người tiêu dùng toàn quốc. Trong dòng chảy số hóa ấy, những vùng quê Gia Lai đang viết tiếp hành trình “thoát cảnh được mùa mất giá”, đưa nông sản bản địa chạm tay thị trường rộng lớn hơn bao giờ hết.

Từ chợ làng đến sàn số

Những ngày cuối tháng Tư, tại phiên chợ biên giới diễn ra tại Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), tiếng nói cười rộn rã bên những sạp hàng nông sản của bà con địa phương. Mỗi túi cà phê, hạt tiêu, măng khô được bày bán giản dị như bao đời nay. Nhưng phía sau hình ảnh quen thuộc đó là một thực tế đang dần đổi thay: người nông dân giờ đây không chỉ bán hàng bằng “miệng”, mà còn biết dùng điện thoại thông minh, mã QR và livestream để kết nối cung – cầu.

chuyển đổi số
Nông sản Gia Lai được hỗ trợ livetream bán hàng trên mạng xã hội

Chị H'len (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) trước đây quanh năm chỉ biết bán nông sản ở chợ làng. Trồng được bao nhiêu thì đem ra chợ bán, không thì chờ thương lái đến mua sỉ với giá rẻ. Nhưng giờ đây, gian hàng online của chị trên mạng xã hội Facebook đã có gần 20 mặt hàng là nông sản sạch do chính tay bà con trong làng làm ra, từ măng khô đến tiêu rừng, chuối sấy.

“Lúc đầu mình không biết làm đâu. Cán bộ Hội Phụ nữ xã đến hướng dẫn, cầm tay chỉ cách quay video, đăng bài, trả lời khách. Từ từ rồi quen. Giờ mình còn biết livestream nữa”- chị H'len cười nói, tay thoăn thoắt gói đơn hàng cho khách tận Đà Nẵng.

Tương tự, cuộc sống của chị Rơ Châm H’Liên (làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã bước sang trang mới kể từ khi có chiếc điện thoại thông minh. Từ những đoạn video ngắn về các món ăn thường ngày đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và TikTok thu hút hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu view, chị H’Liên nổi lên như một hiện tượng.

chuyển đổi số
Các video chế biến món ăn của chị H’Liên nổi lên như một hiện tượng

Hình ảnh chân thực về các món ăn dân dã, cách chế biến mộc mạc như muối cá trích, thịt heo nướng xóc muối sả, canh cà đắng, gà nướng, cà sóc… được cộng đồng mạng đón nhận tích cực.

Không chỉ góp phần giới thiệu, lan tỏa ẩm thực đặc trưng của dân tộc Jrai, chị H’Liên còn nhìn thấy hướng phát triển kinh tế thông qua các nền tảng mạng xã hội.

“Khi xem các video nấu ăn của tôi, mọi người bình luận rất tích cực. Đa số bày tỏ sự thích thú và đề nghị tôi bán sản phẩm để được thưởng thức. Từ đó, tôi nảy sinh ý tưởng bán các món như heo gác bếp, muối cá trích, muối kiến… Tôi thấy hiệu quả ban đầu khá tốt, hy vọng doanh thu sẽ khá hơn trong thời gian tới”- chị H'Liên bộc bạch.

Tư duy số - bước chuyển đổi không thể chậm trễ

Sự thay đổi ấy không chỉ là chuyện cá nhân, mà đang trở thành xu thế. Nhiều xã, phường ở Gia Lai đã xây dựng mô hình “tổ chuyển đổi số cộng đồng” để hỗ trợ người dân nắm bắt cơ hội mới. Các nhóm Zalo, Facebook của làng giờ không chỉ để trò chuyện mà còn là nơi chốt đơn, hỏi kinh nghiệm bán hàng, chia sẻ thông tin thị trường. Cả cộng đồng đang dần “số hóa” trong cách làm ăn.

chuyển đổi số
Nhiều hộ sản xuất đã biết ứng dụng chuyển đổi số vào kinh doanh để phát triển thị trường

Với mong muốn đưa nông sản “made in Chư Sê” vươn xa, chị Hồ Thị Hoài Thu (SN 1994, tổ 5, thị trấn Chư Sê) đã thành lập Công ty Truyền thông và Thương mại Chư Sê (Chư Sê Agency) để đồng hành cùng nông dân và doanh nghiệp tại địa phương bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).

Tháng 3/2023, khi còn làm công tác nhập khẩu và phát triển nhãn hàng tại TP. Hồ Chí Minh, chị Thu đã xây dựng kênh TikTok “Cô gái Chư Sê” để chia sẻ các nội dung liên quan đến nông sản.

Nhờ kênh TikTok với gần 60.000 người theo dõi này, nhiều chủ thể sản xuất tại huyện Chư Sê và các địa phương trong tỉnh đã kết nối với chị Thu để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Chị cũng kết hợp với Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh trong các phiên live bán hàng OCOP của Chư Sê. Tuy nhiên, chị nhận thấy bà con nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại khi đưa sản phẩm lên cửa hàng trên sàn TMĐT. Từ đó, chị Thu tranh thủ thời gian rảnh để hỗ trợ các đơn vị, cá nhân trong khâu thương mại hóa nông sản.

chuyển đổi số
Với mong muốn đưa nông sản “made in Chư Sê” vươn xa, chị Hồ Thị Hoài Thu đã thành lập công ty để đồng hành cùng nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Chị Thu cho biết: “Sau 1 năm đồng hành với bà con nông dân và các hợp tác xã, mình thấy nhiều vấn đề mà đối tác, bà con nông dân còn chưa nắm rõ, làm chưa tốt như: làm sao để quay chụp sản phẩm thật phù hợp nhằm xây dựng thương hiệu, hay cách đăng tải video, tương tác với khách như thế nào, quy trình vận hành đơn... Đây cũng chính là lý do để mình thành lập Công ty Chư Sê Agency”.

Ông Đoàn Ngọc Có - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Việc ứng dụng công nghệ số từ sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp người sản xuất, kinh doanh nắm bắt nhu cầu thị trường. Đây là xu thế tất yếu để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Những năm gần đây, Sở đã tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc; tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức của ngành sử dụng 45 nền tảng số ưu tiên sử dụng của tỉnh.

“Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục phối hợp với các đơn vị, các sở, ban, ngành của tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, gắn mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Xây dựng, quản lý thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh để đưa lên các sàn thương mại điện tử" - ông Có thông tin.

Tới đây, Sở Công Thương Gia Lai sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nội dung về ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, đơn vị sẽ tổ chức phiên livestream các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh để hỗ trợ các nhà sản xuất bán hàng. Đây là hướng đi mới nhưng đầy tiềm năng khi các sản phẩm nông nghiệp có thể tiếp cận người tiêu dùng cả nước. Mô hình này từng tạo đột phá ở nhiều tỉnh như Lâm Đồng, Sơn La, Bắc Giang… và đang được kỳ vọng sẽ tạo luồng sinh khí mới cho chuỗi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Gia Lai.

Bài và ảnh: Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Thành công sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy trình Hợp Trí, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tháp Mười đề xuất nhân rộng lên 1.200 ha.
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ CRISPR-Cas SDN-1.
Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại ở nông thôn giúp người dân tiếp cận hàng hóa chất lượng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hệ thống điện nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất và góp phần hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số đang tạo chuyển biến rõ nét khi kết hợp giữa phát triển hạ tầng hiện đại với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã tạo đà cho nhiều sản phẩm nông nghiệp thành công, từ truy xuất nguồn gốc đến mở rộng tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dù sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng chuyển đổi số trong du lịch nông thôn nhiều nơi vẫn chậm triển khai, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kinh tế địa phương.
Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng đang mở ra hướng đi mới trong quản lý nông thôn mới hiện đại, minh bạch và bền vững.
Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhiều địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, huy động sức dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Chuyển đổi số:

Chuyển đổi số: 'Cánh tay nối dài' văn hoá nông thôn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã trở thành một “cánh tay nối dài” hữu hiệu, giúp cộng đồng lan toả những giá trị văn hoá nông thôn đặc trưng.
Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Bằng bàn tay, khối óc và trái tim nhiệt huyết, tuổi trẻ in đậm dấu ấn trên hành trình đổi mới nông thôn, vun đắp tương lai cho vùng đất còn nhiều gian khó.
Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn Thanh niên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, mang lại những mô hình sáng tạo và giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân.
Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Thúc đẩy văn hóa đọc ở nông thôn là bước đi chiến lược xây nền tri thức vững chắc, góp phần phát triển nông thôn mới.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.
Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Kinh tế tuần hoàn mở hướng đi bền vững cho nông thôn mới, đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp xanh – sạch.
Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt kế hoạch 2024, Bình Điền đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định 2025 – Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông
Mobile VerionPhiên bản di động