Thứ sáu 08/11/2024 04:21

Trải nghiệm du lịch cộng đồng Phia Thắp

Hòa mình vào cuộc sống yên bình với những mái nhà sàn cổ, tham gia hoạt động lao động sản xuất, tìm hiểu nghề truyền thống là một trong những điều thú vị mà du khách được trải nghiệm khi đến với làng du lịch cộng đồng Phia Thắp xã Quốc Dân, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Đến với làng Phia Thắp du khách được đắm chìm cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nét văn hóa truyền thống người Nùng An được gìn giữ, bảo tồn khá nguyên vẹn trong kiến trúc, ẩm thực, làng nghề truyền thống…

Đặc biệt khi đến đây, du khách có cơ hội khám phá, tìm hiểu về nghề làm hương truyền thống của người Nùng An. Hương Phia Thắp được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng núi đá vôi như cây mai (tiếng Tày là “mạy mười”) để làm que; vỏ cây gạo, mùn cưa và đặc biệt là lá cây bầu hắt (một loại lá cây trên rừng dùng để làm keo kết dính các chất liệu lại với nhau). Du khách đến đây có thể trực tiếp cùng người dân bản địa thực hiện các công đoạn để làm ra những nén hương thơm đặc trưng. Điều đáng tự hào nhất là những bó hương của người Nùng ở đây đều là hương sạch - sạch từ nguyên liệu, sạch trong từng công đoạn làm và bảo quản.

Rất đông du khách đến với làng du lịch cộng đồng Phia Thắp

Bên cạnh đó, du khách còn được tham gia những công việc thường ngày như: Thu hoạch hoa màu, đạp xe, chụp ảnh, khám phá bản làng, tìm hiểu nét văn hóa bản địa, giao lưu biểu diễn văn nghệ và thưởng thức ẩm thực. Sức hấp dẫn của làng du lịch cộng đồng Phia Thắp càng lớn khi du khách được hòa mình vào đời sống cùng với những người dân bản địa chân chất và giàu lòng mến khách.

Trải nghiệm làm hương cùng đồng bào

Du lịch cộng đồng đã trở thành hướng đi mới trong cải thiện sinh kế đối với đồng bào Nùng ở Phia Thắp trong những năm gần đây. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người dân bản địa, mà còn giúp bà con thoát nghèo bền vững. Cùng với đó, ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, thay đổi tập tục chăn nuôi gia súc cạnh nhà... đã được cải thiện rõ rệt. Bà con mến khách đã chủ động làm đẹp thôn xóm để đón khách về với bản làng.

Minh Thư - Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng