Thứ bảy 10/05/2025 18:28

TP. Hồ Chí Minh: Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo nợ tiền bảo hiểm y tế

Người phụ nữ ở TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi thông báo nợ tiền khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lên đến 29 triệu đồng.

Cách đây ít ngày, nữ bệnh nhân N.T.T. nhận một cuộc gọi từ số điện thoại lạ. Người gọi nhận là người của cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo về khoản nợ chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế lên đến 29 triệu đồng.

Đối tượng còn cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như số căn cước công dân, mã thẻ bảo hiểm y tế, ngày sinh của bệnh nhân để tăng tính chân thực. Người này yêu cầu người bệnh thanh toán khoản nợ bằng chuyển khoản, nếu không cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ gửi hồ sơ lên tòa án.

Người phụ nữ từ chối chuyển khoản, đồng thời báo sự việc cho bệnh viện. Trong năm 2023, bà chỉ khám bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh, đã thanh toán chi phí với bệnh viện đầy đủ, không nợ khoản nào.

Người bệnh phản ánh đến bệnh viện sau cuộc gọi lừa đảo. Ảnh: BVCC

Tối ngày 12/12, đại diện Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh cho biết, sau khi xác minh và điều tra, bệnh viện khẳng định đây là một chiêu thức lừa đảo khá phổ biến nhằm hướng tới những nhóm người nhẹ dạ cả tin.

Bệnh viện khuyến nghị người dân thường xuyên cập nhật tin tức, nâng cao cảnh giác và báo cho các cơ quan chức năng để được hỗ trợ, xử lý khi nhận được các cuộc gọi tương tự như trên.

Bên cạnh đó, người dân có thể tải phần mềm VssID trên ứng dụng điện thoại để cập nhật những thông tin về thẻ bảo hiểm xã hội, quá trình tham gia (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế); thông tin hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (một lần, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp); lịch sử khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế...

Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng nhiều lần cảnh báo về tình trạng giả danh cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân khi làm các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

Sơn Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Cách quản lý, kinh doanh ‘lạ’ tại khu du lịch biển Bãi Đông

Quản lý thị trường sẽ kiểm tra ô tô 'Phụ kiện MAX' bán hàng trôi nổi

Cafe Mai nói gì về phản ánh ‘mắng mỏ’ khách hàng?

Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những 'ông vua', 'bà chúa' không ngai trên mạng

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?