Thứ hai 18/11/2024 05:23

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Sáng 22/6, tại trụ sở Báo Công Thương diễn ra Tọa đàm “Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi”.

Với gần 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng năm, thủ công mỹ nghệ đã và đang đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn và đồng bào dân tộc miền núi. Đặc biệt, ngành thủ công mỹ nghệ đang góp phần bảo tồn, phát huy văn hoá, phong tục tập quán từ đó xây dựng và lan toả hình ảnh đất nước Việt Nam phát triển nhanh về kinh tế, đẹp và độc đáo về văn hoá, truyền thống.

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Dù vậy, ngành thủ công mỹ nghệ vẫn được đánh giá yếu về thương hiệu. Số lượng sản phẩm xuất khẩu hàng năm không nhỏ nhưng chủ yếu dưới tên và thương hiệu của đối tác. Riêng với sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở khu vực miền núi hạn chế này còn tăng gấp đôi khi sản phẩm chủ yếu được sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phục vụ tiêu dùng tại chỗ và thị trường trong nước.

Để khuyến khích ngành thủ công mỹ nghệ phát triển, những năm qua, Nhà nước cùng các cấp chính quyền đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là xây dựng thương hiệu cho ngành này nhưng đến nay vẫn chưa phát huy hết hiệu quả.

Để tìm hiểu những “nút thắt” này, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: “Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ khu vực miền núi”.

Tọa đàm có sự tham dự của các diễn giả:

Ông Tạ Mạnh Cường, Trưởng phòng Phát triển năng lực xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương

Ông Phạm Văn Hóa- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An

Ông Vũ Hy Thiều- Chuyên gia trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ

Ông Thái Đại Phong- Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong

Chương trình được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử (congthuong.vn); Fanpage; Youtube; Tiktok Báo Công Thương.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Trung du và miền núi phía bắc

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống