Thứ năm 17/04/2025 11:29

Sức sống mới nơi mảnh đất biên cương

Sau gần ba thập kỷ thành lập, xây dựng và phát triển, đến nay, huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) đã có những bước chuyển tích cực, những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, đời sống của người dân các dân tộc trên địa bàn từng bước được nâng cao…

Đổi thay toàn diện

Huyện Ngọc Hồi thành lập tháng 10/1991, trên cơ sở tách ra từ huyện Sa Thầy, Đắk Tô và Đắk Glei… Những ngày đầu mới thành lập, điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn, hạ tầng cơ sở thiếu và không đồng bộ, đời sống người dân còn khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo cao…

Từ sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, tranh thủ các nguồn hỗ trợ, địa phương cũng đã chủ động đề ra các chủ trương, tổ chức lại sản xuất, từng bước làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của nhân dân, đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Trong phát triển kinh tế, Ngọc Hồi quan tâm đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thức sản xuất tiên tiến. Đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, quan tâm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân… Đến nay, kinh tế của huyện luôn duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các mặt nông - lâm nghiệp, dịch vụ phát triển khá toàn diện.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư đúng mức. Sự nghiệp giáo dục đào tạo có nhiều tiến bộ, quy mô, mạng lưới trường lớp các cấp học, bậc học được mở rộng. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, trường học được triển khai rộng khắp. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện ngày càng tốt hơn, 100% xã, thị trấn của huyện có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo được chú trọng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 6%.

Về xây dựng nông thôn mới, ngay từ những năm đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ngọc Hồi đã tranh thủ các nguồn đầu tư từ Chương trình, nỗ lực triển khai tạo dựng các tiêu chí nông thôn mới tại 7 xã nông thôn trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện đã có 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đều đạt từ 9 đến 15 tiêu chí.

Hướng đến trở thành thị xã vùng biên

Thông tin của UBND huyện Ngọc Hồi, sau khi khu vực thị trấn Plei Kần mở rộng được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV (từ năm 2015) theo Quyết định 129/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng, địa phương đã được các cấp quan tâm trong định hướng đầu tư, nâng cấp hạ tầng và các điều kiện khác nhằm đáp ứng đạt các tiêu chuẩn về đô thị loại IV trên địa bàn toàn huyện, làm cơ sở tiến tới hoàn thiện việc xây dựng và trình các cấp phê duyệt Đề án thành lập thị xã Ngọc Hồi. Triển khai định hướng đó, địa phương đã tiến hành xong việc đánh giá, rà soát điều kiện, tiêu chuẩn về phương án quy hoạch chung đô thị Ngọc Hồi, trong đó có phương án thành lập thị xã Ngọc Hồi và 4 phường thuộc thị xã. Đến nay, gắn với các quy định về tiêu chuẩn đạt đô thị loại IV, các nhóm tiêu chí về quy hoạch chung của địa phương đã cơ bản đạt từ 70 - 100%. Đối với nhóm tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế, xã hội (bao gồm cân đối thu chi ngân sách, thu nhập bình quân đầu người/năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo…) đạt mức 70% trở lên đối với từng tiêu chí nhỏ đề ra. Về quy mô dân số, mật độ dân tỷ lệ lao động phi nông nghiệp… đã dần sát với quy định chuẩn đề ra.

Cùng với khu kinh tế cửa khẩu, với nhóm tiêu chí về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị, giai đoạn 2016 - 2020, gắn với đầu tư xây dựng đô thị như hệ thống đường giao thông, hệ thống xử lý nước thải đô thị, môi trường, các khu công nghiệp, điện, trường học… các địa bàn tiến tới công nhận là phường đã đạt trên 80%.

Mặc dù còn những khó khăn liên quan đến tổng diện tích tự nhiên, quy hoạch… nhưng chính quyền địa phương huyện Ngọc Hồi đang rất nỗ lực để đề ra các phương án giải quyết, triển khai. Từ đó, huyện sẽ tiến tới tham mưu tỉnh, Trung ương phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án thành lập thị xã Ngọc Hồi và các phường trực thuộc, theo đúng kế hoạch hoàn thành vào năm 2020.

T.M

Tin cùng chuyên mục

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch