Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ 2 mục đích bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Ngày Hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II: Toả sáng những nét đẹp văn hoá đặc trưng Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm việc với Cục Quản lý thị trường Gia Lai

Nếu bạn đến Pleiku vào những ngày giữa tháng 4 năm 2023, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh tượng rực rỡ, sôi động của Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ 2. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội có sự góp mặt của hơn 700 nghệ nhân đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Mỗi đơn vị được bố trí một khu vực riêng để tái hiện không gian sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc thông qua hoạt động phục dựng các nghi lễ truyền thống (Mừng lúa mới, cúng cầu mưa, bỏ mả, mừng nhà rông mới…); trình diễn cồng chiêng, hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc; giao lưu với khách tham quan.

Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Các nghệ nhân Bahnar tái hiện lại nghi lễ mừng nhà rông mới.

Ông Ngô Đức Mạo – Giám đốc Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, cho biết: Huyện tham gia ngày hội năm nay với 26 nghệ nhân, các nghệ nhân sẽ cùng nhau trình diễn các tiết mục cồng chiêng; tái hiện lại nguyên mẫu nghi lễ cúng mừng lúa mới của người Jrai, qua đó giúp cho du khách hiểu rõ hơn đời sống cộng đồng của người địa phương. Ở không gian văn hoá này, các nghệ nhân và du khách cũng có dịp được giao lưu gần gũi với nhau. Bên cạnh các tiết mục trình diễn, đơn vị còn đem đến với ngày hội nhiều sản phẩm đặc trưng riêng của địa phương như: đồ thổ cẩm người Jrai, gạo, thịt bò một nắng, muối kiến vàng… để giới thiệu đến du khách gần xa.

Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS Bahnar, Jrai thu hút người dân và du khách tham quan và trải nghiệm.

Một trong những điểm nhấn của ngày hội là phần trình diễn cồng chiêng của các đoàn nghệ nhân. Các nghệ nhân đã thể hiện sự khéo léo, uyển chuyển và đam mê trong việc gõ cồng, vang chiêng. Tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên trong không khí rộn ràng, mang đến cho người xem cảm giác sôi động, phấn khởi và gần gũi trong không gian đầy màu sắc huyền bí của núi rừng Tây Nguyên.

Ông Phạm Văn Duy (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) chia sẻ: Khi nghe thông tin có ngày hội diễn ra, tôi ấn tượng với sắc màu đa dạng, độc đáo của ngày hội. Ngày hội đã giúp biết thêm về lịch sử, văn hóa mà còn mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc về bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số trên mảnh đất Gia Lai.Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và may mắn khi có cơ hội trải nghiệm ngày hội này.

Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Nét đẹp của những cô gái người Bahnar và Jrai.

Tham gia ngày hội văn hoá các dân tộc tỉnh Gia Lai, người dân và du khách còn được chiêm ngưỡng và thưởng thức các sản phẩm văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số như: tượng nhà mồ Gia Lai, thổ cẩm Bahnar, Jrai; đan lát; đặc sản, ẩm thực địa phương; trò chơi dân gian (kéo co, nhảy bao bố)… Các hoạt động này không chỉ giúp du khách hiểu biết và yêu quý hơn về nền văn hóa Tây Nguyên mà còn tạo điều kiện cho các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm.

Đến từ làng Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang), anh Đỗ Mạnh Cường cho biết: Anh cùng bà con trong tổ đan lát của địa phương mang đến ngày hội văn hoá dân tộc nhiều sản phẩm đan lát truyền thống và các sản phẩm đan lát mang hơi hướng đương đại như: trâm cài tóc, túi xách, hộp đựng trang sức…với mong muốn giới thiệu đến công chúng, cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm giúp bà con tại địa phương có nguồn thu nhập ổn định hơn.

Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Trang phục và hình tượng hoá trang độc đáo mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

Tại ngày hội, giữa sắc màu văn hóa Tây Nguyên làm chủ đạo, lần đầu tiên những tinh hoa văn hóa của dân tộc Tây Bắc hòa quyện cùng văn hóa bản địa. Hình ảnh các cô gái dân tộc Tày cùng hoà chung điệu xoang Bahnar, Jrai thêm gắn kết tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

Chị Ngân Thị Thanh (dân tộc Tày, trú tại xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) vui mừng: Ngày hội này rất ý nghĩa, giữa nền văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên. Chúng tôi đại diện cho nền văn hóa phía Bắc trình diễn cảm thấy rất tự hào. Không chỉ được học hỏi, giao lưu với nền văn hóa của người Bahnar, Jrai, qua ngày hội còn tìm thấy được nhiều đồng bào của dân tộc mình, từ đó gắn kết và phát triển thêm thành viên cùng lưu giữ văn hóa.

Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Nghi lễ cúng mừng lúa mới của người đồng bào DTTS Jrai do Đoàn nghệ nhân huyện Krông Pa tái hiện lại một cách chân thực và nguyên bản.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Quang Tuệ - Trưởng phòng Quản lý văn hoá, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, thành viên Ban tổ chức ngày hội, cho biết: Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ 2 là một trong những hoạt động quan trọng của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trong năm. Mục tiêu của ngày hội là bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và du lịch bền vững; tạo điều kiện cho các nghệ nhân giao lưu, học tập và phát triển kỹ năng; thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá Gia Lai. Ngày hội đã thu được nhiều kết quả tích cực về mặt văn hóa, du lịch và kinh tế. Chúng tôi mong muốn ngày hội sẽ trở thành một thương hiệu văn hóa đặc trưng của Gia Lai và Tây Nguyên.

Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai
Bà con làng Đê Kjiêng, xã Ayun (huyện Mang Yang) bên các sản phẩm đan lát truyền thống và đương đại của mình

Theo Ban tổ chức đánh giá, ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II - năm 2023 không chỉ là một sự kiện văn hóa đặc biệt mà còn là một minh chứng cho sự đoàn kết, gắn bó của các dân tộc anh em trên mảnh đất Gia Lai. Đồng thời, góp phần giáo dục lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu văn hoá cho thế hệ trẻ. Đây cũng là cơ hội để quảng bá và giới thiệu cho bạn bè trong và ngoài nước về những nét đẹp văn hóa đa dạng, độc đáo và sâu sắc của tỉnh Gia Lai.

Phúc Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Mobile VerionPhiên bản di động