Tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần III tại Quảng Nam Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa |
Tối 14/4, tại thành phố Pleiku, ngày Hội văn hoá các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II – năm 2023 chính thức khai mạc.
Đây là sự kiện văn hoá đặc biệt quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy, giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Đồng thời, hưởng ứng “Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam” (19/4), góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
Các nghi lễ truyền thống mừng lúa mới, cúng cầu mưa, bỏ mả, mừng nhà rông mới… được phục dựng. Ảnh Phúc Lâm |
Ngày hội cũng là cơ hội để các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong tỉnh giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản vật địa phương có chất lượng cao, nhiều tiềm năng phát triển.
Đến với ngày hội văn hóa độc đáo này có 700 nghệ nhân dân gian thuộc 17 đoàn nghệ nhân đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai. Các hoạt động chính gồm có: phục dựng các nghi lễ truyền thống mừng lúa mới, cúng cầu mưa, bỏ mả, mừng nhà rông mới; trình diễn cồng chiêng, hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc; giới thiệu các sản phẩm nghề truyền thống như thổ cẩm, đan lát, tạc tượng; tổ chức các trò chơi dân gian hư kéo có, nhảy bao bố tiếp sức, đi cà kheo… Đây là các nghi lễ, hoạt động độc đáo mà thông thường nếu không về tận làng thì du khách khó có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm.
17 đoàn nghệ nhân tham gia trình diễn cồng chiêng, hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, thu hút đông đảo du khách tham gia. Ảnh: Phúc Lâm |
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, ông Trần Ngọc Nhung – Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, cho biết: Ngày Hội nhằm góp phần bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết. Thời gian tới, hoạt động này sẽ tiếp tục được tổ chức để duy trì tính định kỳ của lễ hội, từ đó thu hút du khách đến với Gia Lai.
Cồng chiêng và múa xoang nét đặc trưng không thể thiếu trong các nghi lễ truyền thống của đồng bào DTTS ở Gia Lai. Ảnh: Phúc Lâm |
Gia Lai là tỉnh miền núi có 34 dân tộc anh em sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 44% dân số. Ngày nay, cuộc sống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã tiếp cận với nền văn hóa hiện đại, những lễ hội tuy không còn nguyên bản, song nhiều phong tục tập quán vẫn được đồng bào các dân tộc lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Biểu diễn Đàn đá và tham gia uống rượu ghè cùng các nghệ nhân có thể nói là điểm nhấn trong ngày Hội văn hoá các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II lần này. Ảnh: Phúc Lâm |
Ngày hội cũng là cơ hội để các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong tỉnh giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản vật địa phương có chất lượng cao, nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh: Phúc Lâm |