Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong 'dòng chảy' thương mại

Việc quy định chi tiết chủng loại thịt nhập khẩu trong giấy phép gây khó cho doanh nghiệp, không phù hợp thông lệ thương mại, tạo gánh nặng cho cơ quan quản lý.
Nhập khẩu thịt gấp 20 lần xuất khẩu thịt Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt từ 37 thị trường Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Ngày 1/4/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16/5/2024.

Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào vận hành, áp dụng, 11 Tham tán nông nghiệp các nước: Australia, Brazil, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Italy, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Agentina, Hoa Kỳ, Hà Lan… đã có những lo ngại và đồng loạt có ý kiến đề xuất đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong 'dòng chảy' thương mại
Trước đó, ngày 22/10, liên quan đến Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tiếp Tham tán nông nghiệp các nước Hoa Kỳ, Brazil, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Argentina, Đan Mạch và Hà Lan về thúc đẩy thương mại nông sản. Ảnh: TTXVN

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Chi Mai - chuyên gia thương mại quốc tế đã có góc nhìn chia sẻ với Báo Công Thương:

Sau rất nhiều nỗ lực cải cách, tham gia các hiệp định thương mại tự do khu vực và quốc tế, Việt Nam đã thiết lập được một thể chế thương mại phù hợp với sân chơi toàn cầu, gỡ bỏ rất nhiều rào cản để khơi thông dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và thế giới. Đây chính là tiền đề quan trọng để kinh tế Việt Nam vươn lên vào nhóm 30 quốc gia có kim ngạch ngoại thương hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, trong khi hầu hết các rào cản về hạn ngạch, giấy phép... đã được bãi bỏ, chỉ còn một số ít duy trì theo các thỏa thuận quốc tế và được thực hiện theo quy trình đấu thầu phân bổ minh bạch, thì nhiều loại “giấy phép con”, phương thức quy định kỹ thuật lại sinh ra và “phát triển” thành những “điểm nghẽn” với luồng giao thương.

Đơn cử, trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, mô hình quản lý lỗi thời nặng về công cụ cấp phép đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và phản ứng từ các đối tác thương mại. Hiện nay, để nhập khẩu các sản phẩm thịt, doanh nghiệp phải có công văn chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các nội dung: Số lượng thịt được nhập; chủng loại thịt (từng bộ phận cụ thể của động vật) và tên doanh nghiệp cụ thể của nước xuất khẩu. Điều này gây ra rất nhiều bất cập và hệ lụy cho doanh nghiệp cũng như bản thân cơ quan cấp phép.

Trong khi mục đích là quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng giấy phép quy định cụ thể số lượng thịt được nhập khẩu nên vô hình chung đã trở thành công cụ quản lý số lượng. Trên thực tế, việc quản lý lượng nhập khẩu các mặt hàng sao cân đối với nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất trong nước và áp dụng các biện pháp bảo vệ thị trường khi cần thiết (hạn ngạch, dừng nhập khẩu...) thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. Đây cũng là thực tiễn ở hầu hết các quốc gia. Trong khi Việt Nam không áp dụng quản lý số lượng đối với thịt nhập khẩu, giấy phép này đã đặt các doanh nghiệp vào tình thế phải xin hạn ngạch số lượng khi nhập khẩu thịt.

Không chỉ quy định số lượng được nhập, giấy phép này còn quy định hết sức cụ thể chủng loại thịt được nhập. Ví dụ: Lườn, đùi, cổ, cánh, chân... với gia cầm; thịt thăn, thịt bụng, đùi, đầu, đuôi... với gia súc. Có nghĩa nếu doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu thịt nạc thăn nhưng vì lý do nào đó muốn chuyển sang nhập thịt ba chỉ sẽ phải xin điều chỉnh giấy phép mặc dù hai sản phẩm này không khác gì nhau về tiêu chuẩn kiểm dịch!.

Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong 'dòng chảy' thương mại
Việc quy định quá tỉ mỉ chủng loại thịt trong giấy phép không cần thiết về khoa học, gây khó cho doanh nghiệp, không phù hợp thông lệ thương mại mà còn tạo gánh nặng không cần thiết cho chính cơ quan quản lý. Ảnh: Ngọc Tân

Theo thông lệ, một sản phẩm động vật thường được phân thành ba nhóm về quản lý vệ sinh kiểm dịch: Thực phẩm (các phần có thể chế biến trực tiếp thành thức ăn cho người); phụ phẩm (đầu, đuôi, cổ, cánh, da... phải qua công đoạn chế biến để sử dụng vào các mục đích khác nhau); nội tạng (thường có các quy định rất chặt chẽ về kiểm dịch). Trừ ngoại lệ đặc biệt, thông thường các sản phẩm trong cùng một nhóm có chung các quy định quản lý về kiểm dịch.

Việc quy định quá chi tiết chủng loại thịt trong giấy phép không cần thiết về khoa học, gây khó cho doanh nghiệp, không phù hợp thông lệ thương mại mà còn tạo gánh nặng không cần thiết cho chính cơ quan quản lý. Giờ đây, cơ quan kiểm dịch ngoài trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm với lô hàng nhập khẩu còn phải làm thêm công việc của các bà nội trợ xác định lô thịt ấy là thịt nạc thăn hay thịt ba chỉ.

Ngoài ra, số lượng đã đăng ký, chủng loại đăng ký cụ thể phải được nhập từ một doanh nghiệp cụ thể của nước xuất khẩu được quy định trong công văn cho phép. Trong thương mại có vô số tình huống tác động đến thực hiện một đơn hàng: biến động giá, nguồn hàng, tranh chấp... Và nếu vì lý do nào đó muốn đổi nhà xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam sẽ phải xin giấy phép mới. Chưa kể quy trình xử lý hồ sơ doanh nghiệp nước ngoài đăng ký đủ điều kiện xuất khẩu sang Việt Nam cũng bị các cơ quan đại diện ngoại giao nước họ phàn nàn quá phức tạp và kéo dài.

Thực tế, việc xác định nhà xuất khẩu đủ điều kiện trên nguyên tắc minh bạch và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xem ra đơn giản hơn rất nhiều. Doanh nghiệp nhập khẩu trong nước sẽ được yêu cầu ký hợp đồng với nhà xuất khẩu có giấy phép kinh doanh giết mổ, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh của nước sở tại. Nếu muốn đảm bảo hơn nữa, các giấy tờ này có chứng nhận lãnh sự của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại.

Để hiểu đơn giản hơn, các bạn hãy thử tưởng tượng ra tình huống khi bạn khấp khởi được cha mẹ cho phép lập gia đình sau nhiều lần năn nỉ. Nhưng phải đáp ứng các điều kiện là cưới trong vòng một năm và bạn đời của bạn phải đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn: Độ tuổi (số lượng), chiều cao cân nặng (chủng loại hàng) và xuất thân (nhà sản xuất)!

Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm là cần thiết để bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ nền sản xuất. Tuy nhiên, công việc này cần phải được thực hiện thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định minh bạch, mang tính khoa học và việc thực thi công tác kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu cũng như phân tích rủi ro và hậu kiểm chứ không đơn thuần bằng công cụ cấp phép.

Do đó, cần nhanh chóng rà soát, xóa bỏ các điểm nghẽn trên để xây dựng một môi trường thương mại văn minh, minh bạch xứng đáng với vị thế nền thương mại của một quốc gia đang khát khao vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Ông Nguyễn Chi Mai - Chuyên gia thương mại quốc tế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu thịt

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Vì sao nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán?

Cần Thơ: Vì sao nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán?

Thanh Hóa: Người dân sống bất an cạnh chung cư Bình An Plaza

Thanh Hóa: Người dân sống bất an cạnh chung cư Bình An Plaza

Hộp thư bạn đọc ngày 21/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Trinh nữ Hoàng Cung Crilin, MBC PlayBe Việt Nam

Hộp thư bạn đọc ngày 21/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Trinh nữ Hoàng Cung Crilin, MBC PlayBe Việt Nam

Vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3.700 tỷ đồng: Khách hàng cần làm gì để lấy lại tiền cho vay?

Vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3.700 tỷ đồng: Khách hàng cần làm gì để lấy lại tiền cho vay?

Chính quyền phản hồi về quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc sau phản ánh của Báo Công Thương

Chính quyền phản hồi về quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc sau phản ánh của Báo Công Thương

CEO Vương Long gỡ video sai sự thật về Laura Coffee

CEO Vương Long gỡ video sai sự thật về Laura Coffee

Hộp thư bạn đọc ngày 14/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Hoa Nhất; bãi xe phường Yên Sở

Hộp thư bạn đọc ngày 14/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Hoa Nhất; bãi xe phường Yên Sở

Hải Phòng: Chủ hàng ăn khám…răng, loạn nha khoa không phép

Hải Phòng: Chủ hàng ăn khám…răng, loạn nha khoa không phép

Công ty TNHH Hamachi Việt Nam

Công ty TNHH Hamachi Việt Nam 'vô tư' rao bán xe điện Durable thuộc diện cấm lưu thông?

Thấy gì từ trang web Công ty Nhật Hưng bán 1 tấn bò khô

Thấy gì từ trang web Công ty Nhật Hưng bán 1 tấn bò khô '4 không'?

Vụ lô đất gần 7 tỷ đồng thiếu 58m2 ở Hà Nội: Người trúng đấu giá đất có được trả lại tiền?

Vụ lô đất gần 7 tỷ đồng thiếu 58m2 ở Hà Nội: Người trúng đấu giá đất có được trả lại tiền?

Người dùng liên tiếp phàn nàn về chất lượng, website bán xe điện Hokido bất ngờ

Người dùng liên tiếp phàn nàn về chất lượng, website bán xe điện Hokido bất ngờ 'bốc hơi'

Hải Phòng: Người dân khốn khổ sống trong chung cư xuống cấp

Hải Phòng: Người dân khốn khổ sống trong chung cư xuống cấp

Hộp thư bạn đọc ngày 7/11: Tổng cục Hải quan phản hồi thông tin; phản ánh liên quan GFDI

Hộp thư bạn đọc ngày 7/11: Tổng cục Hải quan phản hồi thông tin; phản ánh liên quan GFDI

Người dùng phản ánh xe điện Hokido kém chất lượng, nhiều nghi vấn về nguồn gốc, xuất xứ

Người dùng phản ánh xe điện Hokido kém chất lượng, nhiều nghi vấn về nguồn gốc, xuất xứ

Quản lý thị trường Hà Nội xử phạt cơ sở bán vàng Như An Diamond sau phản ánh của Báo Công Thương

Quản lý thị trường Hà Nội xử phạt cơ sở bán vàng Như An Diamond sau phản ánh của Báo Công Thương

Thanh Hóa: Người dân lo ngại ô nhiễm môi trường khi quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc

Thanh Hóa: Người dân lo ngại ô nhiễm môi trường khi quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc

Hộp thư bạn đọc ngày 31/10: Phản ánh về Công ty TNHH Tốp Tên, trang Facebook Phan Thủy Tiên

Hộp thư bạn đọc ngày 31/10: Phản ánh về Công ty TNHH Tốp Tên, trang Facebook Phan Thủy Tiên

Tuyên Quang: Kiên quyết xử lý Công ty Hồng Phát làm trang trại nuôi lợn đổ đất thải trái phép

Tuyên Quang: Kiên quyết xử lý Công ty Hồng Phát làm trang trại nuôi lợn đổ đất thải trái phép

Hà Nội: Trúng đấu giá lô đất gần 7 tỷ đồng, phát hiện bị thiếu 58m2

Hà Nội: Trúng đấu giá lô đất gần 7 tỷ đồng, phát hiện bị thiếu 58m2

Xem thêm