Thứ tư 16/04/2025 20:16

Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ 'cải tử hoàn đồng', chữa bách bệnh

Những phát ngôn, chiêu trò quảng cáo thực phẩm của Nguyễn Hoàng Mai Ly có dấu hiệu liều lĩnh và nguy hiểm không kém Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.

Sản phẩm NMN “cải lão hoàn đồng”

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương ngày 10/4, đăng tải ý kiến phản ánh về việc Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle, sinh năm 1995) đã xuất hiện trong một clip quảng cáo sản phẩm NMN với nhiều nội dung có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Cụ thể, khi quảng cáo về sản phẩm NMN, Nguyễn Hoàng Mai Ly tuyên bố gây sốc: "Các chị em uống NMN không cần uống thuốc khớp, thuốc bổ não, thuốc Alzheimer, thuốc trị mất trí nhớ, thuốc đột quỵ hay phòng chống tai biến nữa! Bỏ đi".

Không dừng lại, nhân vật này còn khẳng định chắc nịch về khả năng cải thiện tình trạng tóc bạc và kéo dài tuổi thọ: "Tóc chỉ còn chỗ để mọc tóc - kín đầu, tóc bạc sớm đúng không, sẽ mọc từ chân tóc mọc lên, kéo dài tuổi thọ, giúp các chị sống lâu hơn".

Đáng chú ý, Nguyễn Hoàng Mai Ly còn lôi chính mẹ ruột ra làm “bằng chứng sống” khi nói: "Mẹ em bị đau mỏi vai gáy mấy chục năm trời, uống ba viên tịt đau! Mẹ em mất ngủ kinh niên, em cũng giống mẹ, bị tiền đình rồi mất ngủ, phải nằm cả tiếng mới ngủ được. Thế mà từ lúc uống NMN, đặt lưng xuống là ngáy".

Những phát ngôn này không chỉ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm NMN như một loại thuốc điều trị bệnh, mà còn nguy hiểm ở chỗ dẫn dụ người bệnh bỏ phác đồ điều trị y khoa, chỉ tin vào thực phẩm chức năng.

Nguyễn Hoàng Mai Ly trong một clip quảng cáo sản phẩm. (Ảnh chụp màn hình)

Chưa dừng lại, Nguyễn Hoàng Mai Ly còn gây sốc khi khẳng định: "NMN là thành phần duy nhất trên toàn thế giới có khả năng thay đổi cấu trúc gen trong cơ thể người". Tuy nhiên, không có bất kỳ tài liệu y khoa hay nghiên cứu nào được cơ quan chức năng trong nước hay quốc tế công nhận điều này.

Việc gán ghép thực phẩm chức năng thành thuốc điều trị, đánh tráo khái niệm, dẫn dụ người bệnh bỏ thuốc điều trị để uống NMN, thổi phồng công dụng tới mức phi lý... đã cho thấy dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Luật Quảng cáo 2012. Đây không còn là hành vi "nói quá" hay "thiếu hiểu biết", mà là biểu hiện của việc có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

“Thần dược” tinh dầu thông đỏ "nổ" tan mỡ sau 30 giây

Không dừng lại ở NMN, Báo Công Thương tiếp tục nhận được phản ánh về việc Nguyễn Hoàng Mai Ly quảng cáo lố một sản phẩm khác là tinh dầu thông đỏ.

Theo đó, nhân vật này tuyên bố: "Tinh dầu thông đỏ, người ta gọi là quốc bảo của thị trường Hàn đúng không? Nhân sâm hay hồng sâm thì không thể so được với thông đỏ, kể cả an cung cũng không thể nào so được".

Mai Ly khuyên tất cả những người bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, béo phì, tiểu đường, gout… đều nên dùng tinh dầu thông đỏ. Đặc biệt, cô còn gây sốc khi nói: "Một viên tinh dầu thông đỏ này là ép ra từ 1kg thông. Cắt ra nhỏ vào thùng xốp, nó nát bét luôn, nên có tác dụng hoá lỏng mỡ thừa sau 30 giây".

Thậm chí, cô còn tuyên bố tinh dầu thông đỏ tốt cho cả người bị HIV và ung thư. Hướng dẫn liều dùng cũng được đưa ra chi tiết với khẳng định chắc chắn như thuốc điều trị. "Mỗi ngày 1 viên dành cho những người mà bị bệnh như em vừa nói, còn những người không bị bệnh uống để phòng bệnh thì 1 tuần uống cho em 2 viên thôi không cần phải uống nhiều đâu nha các chị nha", Nguyễn Hoàng Mai Ly tư vấn.

Việc thổi phồng công dụng lên mức phản khoa học như "hoá lỏng mỡ sau 30 giây", "tốt hơn nhân sâm, an cung", hay "hỗ trợ HIV, ung thư" đã cho thấy rõ chiêu trò đánh tráo khái niệm giữa thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh. Đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng thử nghiệm vật lý trên xốp rồi suy diễn tác dụng trong cơ thể người - một thủ đoạn dễ gây ngộ nhận cho người tiêu dùng.

Đây rõ ràng không còn là quảng cáo sai sự thật đơn thuần, mà là hành vi lợi dụng lòng tin, có dấu hiệu trục lợi trên nỗi lo bệnh tật, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, một kiểu lừa đảo núp bóng thực phẩm chức năng.

Thời gian qua, không ít trường hợp người nổi tiếng đã bị xử lý nghiêm khắc vì hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng trên mạng xã hội. Điển hình như Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs – hai cái tên từng gây bão dư luận với loạt clip quảng cáo thực phẩm chức năng sai công dụng, gây hiểu nhầm nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Cả hai không chỉ bị xử phạt hành chính, mà còn bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố về hành vi lừa dối khách hàng, theo quy định tại điều 198 Bộ luật Hình sự.

So với hai nhân vật nêu trên, những phát ngôn và chiêu trò quảng cáo của Nguyễn Hoàng Mai Ly có dấu hiệu liều lĩnh và nguy hiểm không kém. Khi cô không chỉ dừng lại ở việc nói quá công dụng sản phẩm, mà còn thẳng thừng gán ghép thực phẩm chức năng thành “thần dược” chữa bách bệnh, thậm chí lôi cả ung thư, HIV vào để trục lợi trên nỗi sợ và niềm tin của người bệnh.

Nếu những hành vi này không bị xử lý thật nghiêm, không bị chặn đứng kịp thời, thì mạng xã hội sẽ còn đầy rẫy những Nguyễn Hoàng Mai Ly khác, với những cú lừa ngày càng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Đã đến lúc, cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh tay, xử lý triệt để, không chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính, mà cần xem xét toàn diện hành vi trục lợi, lừa dối người tiêu dùng để trả lại sự minh bạch, lành mạnh cho thị trường thực phẩm chức năng.

Ngày 25/12/2023, Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã phối hợp Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công An),... kiểm tra đối với địa điểm kinh doanh, tập kết hàng hóa tại địa chỉ căn U04-L01 Khu đô thị mới Dương Nội, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Kho hàng trên thuộc sở hữu của Nguyễn Hoàng Mai Ly.

Kết quả kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện, tạm giữ số lượng hàng hóa gồm 126.603 sản phẩm thuộc 242 chủng loại hàng hóa các loại gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và hàng gia dụng do nước ngoài sản xuất. Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, tính hợp pháp của hàng hóa. Trị giá hàng hóa vi phạm xác định 20,1 tỷ đồng. Sau đó, hồ sơ vụ việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Đăng Khoa
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Sốc với quảng cáo "dáng dấp Kera -Hằng Du Mục": 100g Hikid bằng 20 lít sữa!

Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Thanh Hóa: Cải thiện 'bữa ăn thiếu chất' tại trường nội trú Quan Hóa

‘Ăn Cùng Bà Tuyết' lên tiếng sau phản ánh về sản phẩm chân gà chưa chín

Sau phản ánh của Báo Công Thương, Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo làm rõ

Vòng xoáy bất chấp của Dưỡng Dướng Dường

Hộp thư bạn đọc ngày 10/4: Phản ánh trang Chu Thanh Huyền, Nguyễn Hoàng Mai Ly sai phạm

Hà Tĩnh: Hết hạn thuê đất, nhiều doanh nghiệp 'chây ì' không chịu di dời tài sản

Đông Anh, Hà Nội: Trạm bê tông không phép 'mọc' trong Cụm công nghiệp Thụy Lâm

Vi phạm trật tự xây dựng tại Hà Nội: Làm sai rồi xin - một kiểu lách luật?

Thêm phiên bản Kera mang tên 'sữa non Misure' chữa mất ngủ

Phiên bản hơn cả kẹo Kera: Uống sữa Fucoidan Nano chữa được… ung thư!

Chân gà Bà Tuyết bị tố chưa chín, không đảm bảo an toàn thực phẩm

Hà Nội: Ngổn ngang vi phạm trật tự xây dựng ở quận Hoàng Mai

Hà Nội: Đề xuất xây nhà văn hóa, dân Khương Mai lo mất sân chơi trẻ em

Vụ Phạm Thoại: Kiểm toán không xác định được 779 triệu đồng đã đi đâu?

Vàng nhái thương hiệu ‘tung hoành’ khi giá vàng lập đỉnh

TP. Hồ Chí Minh: 'Ôm' nhiều công trình, nhà thầu thi công đường Chu Văn An có kịp tiến độ?

Hộp thư bạn đọc ngày 2/4: Phản ánh liên quan Công ty Pharbaco; Cụm công nghiệp Thụy Lâm

Hà Nội: Ai đang 'bức tử' sông Hồng?