Thứ ba 05/11/2024 14:24

Quảng Nam: Quảng bá sản phẩm miền núi đến với du khách

Ngày hội quảng bá các sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Tiên Phước 2023 sẽ diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 1/10/2023.

Ngày 26/9, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho biết, nhằm thực hiện các quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam, ngày 29/9 tới đây, Sở Công Thương sẽ phối hợp với UBND huyện Tiên Phước tổ chức Ngày hội quảng bá các sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Tiên Phước 2023.

Theo đó, ngày hội sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 29/9 đến ngày 1/10/2023 với quy mô trên 80 gian hàng của hơn 30 doanh nghiệp, cơ sở làng nghề, chủ thể OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm khởi nghiệp... đến từ các huyện, thị xã, thành phố.

Thời gian qua, Quảng Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm miền núi đến với người dân và du khách

Ngày hội quảng bá các sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Tiên Phước 2023 sẽ có nhiều hoạt động phong phú nổi bật như: Kết nối giao thương giữa các đơn vị cung ứng sản phẩm Quảng Nam với Tập đoàn Central Retail; trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo; giao lưu văn nghệ Tiếng hát xứ Tiên; ẩm thực Xứ Tiên…

Đây là dịp giới thiệu những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh đến với nhân dân và du khách trong, ngoài nước. Qua đó, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện miền núi tỉnh Quảng Nam quảng bá, tìm kiếm đối tác, tăng cường kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm chủ lực địa phương của các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh nắm được năng lực cung ứng với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, thị hiếu khách hàng về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm để có chiến lược đầu tư, cải tiến và sản xuất phù hợp.

Được biết, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam có đặc điểm chung là địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, việc canh tác vẫn dựa trên phương thức tự cung, tự cấp là chủ yếu, hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giao thương hàng hóa còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, do thổ nhưỡng, địa hình, thời tiết khí hậu khá đặc trưng mà nhiều địa phương miền núi cũng có những sản phẩm đặc trưng mang giá trị kinh tế cao, được đông đảo người dân trong nước và du khách biết đến.

Thời gian gần đây, nhiều huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ngoài việc chủ động quy hoạch, định hướng, đầu tư phát triển một số mặt hàng nông sản, sản phẩm đặc trưng của địa phương mình, thì cũng đã tăng cường bảo hộ sản phẩm bằng cách dán mác “chỉ dẫn địa lý”; đồng thời tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, một số địa phương miền núi đã khéo léo lồng ghép tổ chức lễ hội với việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm nổi tiếng của địa phương.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng