Thứ bảy 16/11/2024 19:14

Quảng Nam: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã đi vào đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu, Cadong, Xê Đăng tỉnh Quảng Nam từ bao đời nay.

Dựa trên lợi thế về truyền thống sẵn có, thời gian gần đây, tỉnh Quảng Nam đã định hướng phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng nhằm góp phần tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộcthiểu số.

Trang phục thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam (Ảnh: T.H)

Tại huyện Đông Giang, nghề dệt thổ cẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Cơ Tu. Nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, huyện Đông Giang đã ban hành Đề án phát triển văn hoá gắn với du lịch trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025. Đồng thời, ban hành các nghị quyết về việc khôi phục và phát triển các làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống và các nghề thủ công khác tại địa phương. Trong đó, chú trọng kết nối du lịch đến các làng nghề; đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các nền tảng số và tại các hội chợ, triển lãm. Từ đó, góp phần xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, cải thiện thu nhập cho đồng bào và bảo tồn bản sắc văn hóa của địa phương.

Đơn cử tại làng nghề dệt thổ cẩm ở Đhrôồng, Tổ hợp tác dệt thổ cẩm thôn Đhrôồng chính thức hoạt động từ tháng 6/2013. Tháng 3/2014, tỉnh Quảng Nam đã thống nhất cho phép sử dụng địa danh thôn Đhrôồng để đăng ký nhãn hiệu “COTU YAYA DHROONG” cho 6 nhóm sản phẩm sản xuất tại Tổ hợp tác dệt thổ cẩm làng nghề trong thôn. Mặc dù các thành viên Tổ hợp tác dệt thổ cẩm rất tâm huyết với nghề nhưng vẫn chưa có nguồn thu nhập ổn định, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường.

Trong bối cảnh này, triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là một giải pháp hữu hiệu để các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, tạo cơ hội cho các huyện miền núi trong triển khai thực hiện các chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề, trong đó có làng nghề dệt thổ cẩm ở Đhrôồng.

Để triển khai hiệu quả dự án này, ngoài việc hoàn thiện các thủ tục giải ngân vốn, huyện Đông Giang đã tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho người dân. Mục tiêu của huyện không chỉ giúp người dân bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống mà còn tạo ra được các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch. Đồng thời, tìm kiếm các kênh tiêu thụ, tạo điều kiện cho người dân có nguồn thu nhập từ sản phẩm làng nghề. Từ đó, giúp bà con gắn bó hơn với nghề truyền thống này.

Tổ dệt thổ cẩm truyền thống thôn Đhrôồng, xã Tà Lu, huyện Đông Giang (Ảnh: H.Trường)

Tại huyện Nam Trà My, nghề dệt thổ cẩm tại thôn 1, làng Trà Mai còn gìn giữ nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của người Cadong. Từ năm 2017 đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng mở 03 lớp dạy nghề, thu hút hàng trăm học viên là chị em phụ nữ trong thôn tham gia.

Đặc biệt, triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Nam Trà My giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030”, huyện đã thúc đẩy phát triển hình thức du lịch văn hóa cộng đồng và được nhiều du khách hưởng ứng. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá du lịch, kết nối với các điểm bán hàng lưu niệm, các công ty du lịch để tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.

Nhằm khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm, tỉnh Quảng Nam định kỳ tổ chức Festival lụa và thổ cẩm trong khuôn khổ Festival di sản. Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt vải thổ cẩm cũng được ưu tiên hàng đầu trong Dự án Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Nam. Những hoạt động về làng nghề nói chung, nghề dệt thổ cẩm nói riêng tại Khu du lịch sinh thái Vinpearl Nam Hội An cũng góp phần tạo cơ hội cho việc phục hồi nghề dệt, tạo công ăn việc làm ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa xứ Quảng.

Các huyện miền núi Quảng Nam quyết tâm bảo tồn, phát huy các yếu tố làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống được chú trọng đầu tư để phát triển thành sản phẩm đặc thù gắn với phát triển du lịch ở địa phương, cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc.

Lê Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống