Thứ bảy 10/05/2025 09:11

Phát triển du lịch cộng đồng miền Tây xứ Nghệ

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có nhiều nghiên cứu, đề ra giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025.

Nghệ An là địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Nhiều địa phương, đặc biệt các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất chú trọng, đầu tư để phát triển loại hình du lịch này. Như tại huyện Con Cuông, hiện có 3 Homestay do dự án JICA (Nhật Bản) tài trợ từ năm 2011, dành để tiếp khách du lịch. Mỗi căn nhà có thể đáp ứng ăn, nghỉ cho 30 - 40 khách lưu trú qua đêm.

Nghệ An còn có một số điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Trong đó, phải kể đến bản du lịch cộng đồng xóm 4 Thái Minh, xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ) và bản Hoa Tiến của xã Châu Tiến (Quỳ Châu)…

Ở huyện Tân Kỳ từ năm 2016 - 2019, huyện đã chủ trương đầu tư trên 5,7 tỷ đồng để làm đường bê tông tại các bản có thể phát triển được du lịch cộng đồng, hỗ trợ mở lớp tập huấn kỹ năng làm du lịch cộng đồng, kỹ năng nấu ăn và tổ chức tham quan học tập tại các địa phương ngoài tỉnh phát triển thành công du lịch cộng đồng…

Quan sát thực tế tại các điểm du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Tân Kỳ, Quỳ Châu (Nghệ An)… cho thấy, đồng bào các dân tộc đã phần nào làm quen với dịch vụ du lịch, cơ bản làm hài lòng khách đến. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng hạn chế, nguồn nhân lực thiếu và yếu…

Theo Sở Du lịch Nghệ An, đây là loại hình du lịch gắn với các giá trị và không gian sống của cộng đồng nhằm đem lại cho du khách những trải nghiệm về sinh thái, bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương. Trong loại hình du lịch này, cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa của cộng đồng. Đây cũng là loại hình du lịch mang nhiều ý nghĩa kinh tế - xã hội và có tính bền vững cao. Sở Du lịch Nghệ An cũng cho biết, qua khảo sát thực tế, dự báo giai đoạn từ năm 2020 - 2025, đối với loại hình du lịch cộng đồng, lượng khách và doanh thu tăng 10 - 12% /năm. Hiện mỗi năm Nghệ An mới chỉ đón được khoảng 20.000 lượt khách, doanh thu trên 4 tỷ đồng.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch cộng đồng

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao