Chủ nhật 17/11/2024 03:18

Phát huy giá trị văn hóa vùng Tây Bắc thời kỳ mới

Vùng Tây Bắc có vị thế địa chính trị vô cùng quan trọng, liên quan mật thiết đến sự tồn vong và hưng thịnh của đất nước. Không những vậy, đây là nơi có nguồn tài nguyên văn hóa nhân văn to lớn và phong phú, đặc biệt là kho tàng tri thức bản địa cùng di sản vật thể, phi vật thể đặc sắc của đồng bào các dân tộc như: Mường, Thái, Mông, Dao, Tày, Nùng…
Gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa Tây Bắc trong thời kỳ hội nhập

Giữ gìn bản sắc trong sự giao thoa văn hóa

Tại Ngày hội văn hóa vùng Tây Bắc mở rộng vừa diễn ra tại Lào Cai, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Văn Bình đã có nhận định tích cực về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Tây Bắc thời gian qua.

Trong đó, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, việc xây dựng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Tây Bắc đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên. Không những vậy, Tây Bắc đã rất nỗ lực trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa nhân loại, góp nhằm phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển.

"Bước vào thời kỳ đất nước hội nhập sâu rộng, sự giao thoa văn hóa ngày càng sôi động và phức tạp, do vậy xây dựng vùng Tây Bắc phát triển nhanh bền vững vừa là yêu cầu nguyện vọng của đồng bào dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt là việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa Tây Bắc lại càng hết sức ý nghĩa" - ông Bình nói.

Đối với sự nghiệp văn hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Văn Bình đề nghị, các địa phương cần triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Về xây dựng phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng văn hóa phát triển toàn diện, hướng tới chân thiện mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

“Văn hóa thực sự phải trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - ông Nguyễn Văn Bình khẳng định.

Du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn

Các sản phẩm thổ cẩm truyền thống luôn hấp dẫn du khách

Tây Bắc là một tiểu vùng gồm các địa phương thuộc các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Lào Cai. Nay tiểu vùng này thuộc vào vùng Tây Bắc mở rộng bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ và các huyện phía tây Nghệ An và Tây Thanh Hóa. Vùng Tây Bắc cần triển khai, thực hiện tốt Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020, Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ.

Du khách nước ngoài thích thú khám phá văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc

Đó là giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, tính đa dạng của văn hóa dân tộc; xây dựng những giá trị văn hóa mới, nâng cao mức thụ hưởng, tham gia sáng tạo văn hóa của nhân dân. Đặc biệt, kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động kinh tế, du lịch bền vững nhằm đưa Tây Bắc thoát nghèo.

“Với những lợi thế đặc biệt, Tây Bắc cần tập trung phát triển du lịch; có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ hiện đại; xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng và tính chuyên nghiệp cao” - ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống