Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2: Định vị từ thương hiệu

Việc yếu và thiếu những sản phẩm chất lượng, chưa có các thương hiệu mạnh chiếm lĩnh thị trường đang là rào cản của nông sản Điện Biên.
Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 1: Khó chồng khó

Nhạt nhòa thương hiệu

Với nhiều sản phẩm tiềm năng nhờ lợi thế từ thiên nhiên ưu đãi, song, không chỉ yếu và thiếu về chất lượng, việc xây dựng thương hiệu của các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, đặc trưng trên địa bàn tỉnh Điện Biên cũng đang là những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, gây khó khăn cho công tác mở rộng thị trường tiêu thụ.

Từ thực tế ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương tại nhiều cơ sở sản xuất của tỉnh Điện Biên cho thấy, dù được định vị là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, thậm chí nhiều sản phẩm có "tuổi đời" hàng chục năm, song tên tuổi của các sản phẩm trên địa bàn vẫn mờ nhạt. Thậm chí, nhiều sản phẩm mới chỉ được "điểm mặt chỉ tên" nhưng lại hiếm hoi sản lượng cung ứng, đơn cử như lạc đỏ Na Son hay bí xanh Tìa Dình. Các sản phẩm hiện nay mới chỉ được sản xuất theo mùa vụ.

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2:
Thịt trâu gác bếp Phong Sương trưng bày tại Lễ hội Hoa ban 2025. Ảnh: Đỗ Nga

Chia sẻ về vấn đề này với Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Sương – chủ cơ sở kinh doanh thịt trâu gác bếp Phong Sương – bày tỏ, nhắc đến vùng cao không thể không nhắc tới đặc sản thịt trâu gác bếp. Nhờ có kinh nghiệm gia truyền, sản phẩm của Phong Sương đã vinh dự được chứng nhập OCOP 3 sao, và được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận.

Tuy nhiên, theo bà Sương: "Đơn hàng còn nhỏ lẻ do chưa có thị trường ổn định. Cơ sở cũng bị động vào nguồn khách. Chưa có những kênh quảng bá thiết thực để giới thiệu sản phẩm. Khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là việc làm thế nào để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, đặc biệt là đưa sản phẩm lên các kênh thương mại điện tử nhằm mở rộng đầu ra".

Chia sẻ về nguyên nhân, bà Sương cho hay: "Mặc dù đã được các cơ quan ban ngành như Sở Công Thương tổ chức các khóa tập huấn về nội dung này song do thiếu người phụ trách am hiểu công nghệ, cũng như thiếu nguồn lực đầu tư nên sản phẩm vẫn loay hoay với một số khách hàng quen thuộc hoặc một số đối tác từ các hội chợ".

Không chỉ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chưa định vị được thương hiệu rộng rãi mà ngay những sản phẩm có tên tuổi tại Điện Biên như cà phê Hồng Kỳ, hay mắc ca Việt Hà, tảo xoắn tươi Đức Lợi... vẫn ít được người tiêu dùng trong nước biết đến.

Hồng Kỳ International Coffee được thành lập vào năm 2017 bởi Công ty Cổ phần Cà phê Hồng Kỳ Quốc tế. Tận dụng lợi thế địa phương, với vùng đất có khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp cho việc trồng cà phê Arabica chất lượng cao. Hồng Kỳ International Coffee đã tận dụng lợi thế này để tạo ra những sản phẩm cà phê mang hương vị đặc trưng của vùng Tây Bắc.

Tuy nhiên, trao đổi về những khó khăn trong công tác xây dựng thương hiệu hiện nay, ông Nguyễn Quốc Tế - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cà phê Hồng Kỳ Quốc tế cho biết: "Bên cạnh nỗ lực tạo ra những sản phẩm chất lượng, công tác xây dựng thương hiệu luôn được công ty chú trọng. Hồng Kỳ luôn tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Công ty cũng chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, hiện đại, gắn liền với bản sắc văn hóa Tây Bắc.

"Mong muốn của chúng tôi là sản phẩm của mình có thể mở rộng phân phối trên toàn quốc và xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường quốc tế. Đồng thời, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương. Song, cũng cần nhìn nhận, công tác đầu tư xây dựng, quảng bá thương hiệu còn nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, không có đội ngũ chuyên sâu hỗ trợ, việc đầu tư xây dựng thương hiệu cũng tốn kém đang là trở ngại đối với doanh nghiệp" - ông Kỳ nói.

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2:
Hồng Kỳ International Coffee đã tận dụng lợi thế từ nhiên nhiên ưu đãi để tạo ra những sản phẩm cà phê mang hương vị đặc trưng của vùng Tây Bắc. Ảnh: Đỗ Nga

Theo các chuyên gia, việc xây dựng thương hiệu là tiền đề "rút ngắn" khoảng cách đưa sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng rộng rãi. Một thương hiệu mạnh sẽ tạo ra niềm tin, sự hấp dẫn và làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thực tế, Việt Nam cũng đã có nhiều sản phẩm nông sản xây dựng được thương hiệu thành công, được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Có thể kể đến như gạo ST25, được mệnh danh là "gạo ngon nhất thế giới" năm 2019, ST25 là giống gạo do kỹ sư Hồ Quang Cua lai tạo. Thương hiệu này đã khẳng định được chất lượng vượt trội, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

Còn có một cà phê Trung Nguyên - thương hiệu cà phê nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Trung Nguyên đã xây dựng thành công hình ảnh cà phê Việt Nam chất lượng cao, đậm đà hương vị truyền thống.

Một số thương hiệu khác cũng khẳng định được nhiều người biết đến như nước mắm Phú Quốc, bưởi Năm Roi, trà Thái Nguyên. Ngoài ra, còn rất nhiều sản phẩm nông sản khác của Việt Nam đang nỗ lực xây dựng thương hiệu, hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường lớn và đầy cạnh tranh hiện nay.

Hướng tới xuất khẩu

Trao đổi về vấn đề này, bà Chu Thị Thanh Xuân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên cho biết, một trong những nguyên nhân chính khiến các thương hiệu sản phẩm nông sản Điện Biên chưa được phổ biến rộng rãi do thiếu đầu tư từ khâu thiết kế, marketing và xây dựng nhận diện thương hiệu.

Hiện nhiều bao bì sản phẩm còn rất đơn giản, không có sự sáng tạo và không được đầu tư bài bản khó tiếp cận được với người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm thậm chí còn thiếu nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng, điều này không chỉ gây khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng.

"Nhiều chủ thể sản xuất đang gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực bao gồm cả tinh thần và tài chính, điều này dẫn đến việc họ không thể quảng bá hiệu quả sản phẩm của mình ra thị trường. Do đó, chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn để quảng bá thương hiệu OCOP Điện Biên đến tay người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn ra quốc tế" - bà Xuân nói.

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2:
Nhiều sản phẩm nông sản Điện Biên chưa được đầu tư về bao bì, mẫu mã nên khó thu hút được người tiêu dùng. Ảnh: Đỗ Nga

Nguyên nhân khác, còn do một số nhà sản xuất vẫn giữ tư duy sản xuất truyền thống, chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà xem nhẹ vấn đề xây dựng thương hiệu. Kết quả, sản phẩm không tạo ra được niềm tin và sự khác biệt trong mắt người tiêu dùng, làm cho khả năng cạnh tranh trở nên yếu ớt khi phải so sánh với những thương hiệu đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ.

Để hỗ trợ các sản phẩm nông sản chủ lực trên địa bàn xây dựng thương hiệu mạnh, mở rộng đầu ra, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu áp dụng các giải pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, mang lại giá trị gia tăng cho người sản xuất.

"Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên cũng kiến nghị tới Trung ương và các bộ ngành hỗ trợ, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương, đồng thời hỗ trợ việc cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm như chứng nhận hữu cơ, an toàn thực phẩm, sản phẩm OCOP... để tăng giá trị thương phẩm, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh" - bà Xuân cho hay.

Nhằm hỗ trợ các sản phẩm địa phương nâng cao nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm, thời gian qua ngành Công Thương Điện Biên đã triển khai đồng bộ, trong đó, nổi bật với loạt hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2:
Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc Điện Biên 2024 thu hút hơn 300 gian hàng của nhiều tỉnh thành tham dự. Ảnh: Đỗ Nga

Ông Vũ Hồng Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên cho biết, các khu vực quảng bá nông sản của tỉnh Điện Biên thông qua các sự kiện như hội chợ trong khuôn khổ Năm du lịch Quốc gia 2024, Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc Điện Biên 2024, hay như Lễ hội Hoa ban 2025 vừa qua... đã thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan, thưởng thức. Điều này mở ra kỳ vọng về sự vươn xa, hướng tới xuất khẩu của các sản phẩm nông sản đặc trưng, OCOP Điện Biên.

Theo ông Sơn, việc đưa vào khai thác, sử dụng các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh cũng đã giúp người tiêu dùng tỉnh Điện Biên, du khách có thêm điểm lựa chọn, mua sắm. Qua đó, góp phần khuyến khích bà con trên địa bàn tỉnh tích cực duy trì, phát huy giá trị các sản phẩm nông nghiệp truyền thống; chủ động sản xuất sản phẩm gắn với thế mạnh địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm.

Có thể thấy, nỗi niềm trăn trở của nông sản Điện Biên không chỉ là đầu ra mà còn là tổng thể bài toán từ quy hoạch vùng trồng, đến hình thành các liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ. Và chỉ khi, sản phẩm được nâng từ lượng và chất thì sản phẩm nông sản Điện Biên mới có chỗ đứng và định vị được giá trị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Bài cuối: Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường

Đỗ Nga - Ngọc Hoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28/4/2025, cả nước có 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025.
Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Tăng xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Indonesia mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn chất lượng
Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Ngành sầu riêng cần tập trung khoanh vùng các khu vực trồng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm để khôi phục vị thế tại thị trường Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Chia sẻ của doanh nhân Việt về khát vọng đưa nông sản vươn tầm thế giới, kết nối nông dân với thị trường quốc tế, lan tỏa giá trị văn hóa qua từng sản phẩm.
AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực cạnh tranh, bứt phá trong kỷ nguyên số.
Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 26/4, Hải quan Khu chế xuất và Khu công nghiệp Hải Phòng tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2025, thu hút hơn 60 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Sáng 26/4, Hải quan Khu chế xuất và Khu công nghiệp Hải Phòng tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2025, nhằm tiếp tục đồng hành, phát triển cùng doanh nghiệp.
Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

AI, IoT và blockchain đang định hình lại ngành logistics, thúc đẩy kết nối dữ liệu, tối ưu vận hành và nâng cao năng lực chuỗi cung ứng
Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Hội thảo quốc tế “Việt Nam và Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” đánh giá chặng đường hợp tác song phương, định hướng phát triển trong tương lai.
Vận tải thủy -

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Tại Việt Nam, vận tải thủy - phương thức vận tải từng bị lãng quên đang âm thầm trở thành “át chủ bài” cho cuộc chuyển mình xanh hóa chuỗi cung ứng.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Ấn Độ thực hiện áp thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Không còn

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Trong kỷ nguyên số 4.0, logistics không còn là hoạt động hậu cần truyền thống, mà đang chuyển mình thành ngành dịch vụ công nghệ cao.
Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Khi logistics trở thành mũi nhọn kinh tế, hạ tầng, công nghệ và pháp lý phải là ba chân kiềng, ba trụ cột giữ thế ổn định, phát triển dài hạn.
Mobile VerionPhiên bản di động