Ủy ban Dân tộc thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Phấn đấu hoàn thành 6 đề án trình Chính phủ

PV

PV

Năm 2017 là năm bản lề triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Để thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo điều hành việc triển khai xây dựng các đề án trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Phấn đấu hoàn thành 6 đề án trình Chính phủ
Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chủ trì hội nghị

Nỗ lực hoàn thiện các đề án

Báo cáo của ông Nguyễn Đình Vượng – Phó tổ trưởng Tổ công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) tại “Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017” cho thấy: 6 tháng đầu năm, UBDT được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng, trình 6 đề án, chính sách. Đến nay, đã có 2 đề án được Chính phủ phê duyệt, bao gồm: Quyết định số 582/QĐ-TTg, ngày 28/4/2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Quyết định số 900/QĐ-TTg, ngày 20/6/2017 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2020. Về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, 6 tháng đầu năm, UBDT đã hoàn thành 15/78 nhiệm vụ, đang thực hiện 62/78 nhiệm…

Cũng theo ông Nguyễn Đình Vượng, từ nay đến cuối năm, theo kế hoạch sẽ còn 6 đề án, UBDT phải hoàn thành tiến độ xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ. Bao gồm: Đề án Xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS; Đề án Hỗ trợ đồng bào DTTS chưa có điện lưới quốc gia, sử dụng điện mặt trời phục vụ sinh hoạt; Đề án xây dựng tiêu chí xác định xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; Đề án xây dựng Chương trình bồi dưỡng kiến thức DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc 4 nhóm đối tượng theo quy định tại Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016; Đề án đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công tác dân tộc trong khu vực ASEAN; Đề án hỗ trợ đồng bào DTTS tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội.

Đây đều là các đề án có tác động trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội của vùng DTTS và Miền núi, chính vì vậy, hiện UBDT đang tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn chỉnh các đề án đúng thời gian, chất lượng để các chính sách cho vùng đồng bào DTTS được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn.

Phối hợp, triển khai đồng bộ chính sách dân tộc

Cùng với việc xây dựng chính sách của UBDT, triển khai Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc, 6 tháng đầu năm, các bộ, ngành và địa phương cũng tăng cường phối hợp nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn vùng DTTS và Miền núi. Trong đó có Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 - 2015” do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội triển khai. Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng DTTS và Miền núi”; Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt 5 dự án thành phần “Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020”. Bên cạnh đó, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng cũng chủ động ban hành các Nghị định, xây dựng các đề án nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, tồn tại vùng DTTS và Miền núi…

Với những nỗ lực này, trong 6 tháng đầu năm, đã có 45.000 người DTTS được hỗ trợ học nghề, 75.000 lao động được giải quyết việc làm; khoảng 8.000 lao động người DTTS được hỗ trợ tạo việc làm; 48/54 dân tộc được hưởng chế độ cử tuyển, nhiều hoạt động văn hóa – thể thao và du lịch dành cho đồng bào DTTS được tổ chức…

Chủ trì “Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017” của UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến yêu cầu: Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong năm 2017, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác dân tộc cần nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao nhất; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện hiệu quả chính sách về công tác dân tộc…
PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.

Tin cùng chuyên mục

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
Mobile VerionPhiên bản di động