Thứ sáu 04/04/2025 16:19

Nữ già làng gương mẫu nơi ngã ba biên cương

Thôn Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là một địa phương vùng biên giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Tuy cuộc sống của bà con còn rất nhiều khó khăn nhưng bà con rất đoàn kết, chung sức, chung lòng, xây dựng quê hương mình ngày càng khấm khá, thoát khỏi đói nghèo. 

Có được kết quả đó, ai cũng ghi nhận có sự đóng góp của bà Y Pan (người dân tộc Brâu). Bà Y Pan được bà con tín nhiệm bầu làm già làng, kiêm chức vụ Trưởng Ban Công tác Mặt trận của thôn Đắk Mế.

Kiên trì công tác dân vận

Cũng như bất cứ vùng đất biên cương nào của tổ quốc, đều là vùng sâu, vùng xa, bởi vậy nên đời sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần và vì vậy kéo theo cả những phong tục tập quán còn lạc hậu, trì trệ...

Ở Đắk Mế trước kia cũng vậy, người dân Brâu quen với cuộc sống du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy. Được các cấp mặt trận thuyết phục, vận động bà con nên bỏ hẳn kiểu sống này để định canh, định cư mới có điều kiện thay đổi cuộc sống. Điều này không dễ dàng nếu như không có sự đóng góp thiết thực của già làng Y Pan.

Bà Y Pan nói, bản thân mình luôn luôn gương mẫu, đi đầu thực hiện, tuyên truyền vận động những người thân trong gia đình thực hiện trước, rồi sau đó thường xuyên gần gũi, nắm bắt tâm tư, tình cảm, chia sẻ những khó khăn với nhiều bà con và giải thích cho mọi người hiểu rõ, cùng làm theo.

Bà Y Pan không kể ngày, đêm, mưa hay nắng đã phối hợp với ban, ngành, các đoàn thể trong thôn đi vận động bà con thực hiện định cư rồi tiến tới định canh.

Sau nhiều năm, tháng kiên trì thuyết phục, đến nay thôn Đắk Mế đã có 139 hộ đã định cư và định canh, đưa các loại cây lúa nước, cà phê, cao su, bời lời vào trồng và chăn nuôi cả gia súc, gia cầm, trồng rau xanh để cải thiện, nâng cao thu nhập, mức sống, xóa đói, giảm nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Già làng Y Pan (bên phải)

“Thắp lửa” hồi sinh bản làng

Khi thu nhập, mức sống của cộng đồng dân cư được nâng lên cũng là lúc bà Y Pan lại tiếp tục thuyết phục bà con từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, không tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài, tốn kém trong các việc ma chay, cưới hỏi...

Già làng Y Pan, người kiêm luôn công tác mặt trận của thôn đã có công “thắp lửa” cho làng văn hóa Bờ Râu mới hồi sinh trở lại chia sẻ: “Được Nhà nước đầu tư nên dân làng mình ai cũng nhà xây để ở, có nhà rông mới để sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có trường học ngay đầu làng để lũ trẻ hằng ngày đến lớp thuận tiện...”.

Già Y Pan say sưa kể về bản sắc văn hóa đồng bào mình còn lưu giữ được. Người Bờ Râu có các loại hình nghệ thuật dân ca, hát ru, các nhạc cụ dân tộc đặc sắc như đàn Đinh Pú, Bông Poong, Ching Goong Ting...

Bên cạnh đó, ở Đắk Mế đã duy trì đội cồng, chiêng với 25 nghệ nhân của thôn tham gia, hàng tháng đều đặn tổ chức luyện tập để tham gia các hội thi hoặc biểu diễn trong những dịp lễ, hội của thôn, của xã, của huyện...

Trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương và trong công tác bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới, bà Y Pan coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của mình. Bà luôn nhắc nhở con em trong thôn không tụ tập ăn nhậu, say xỉn, không gây gổ, đánh nhau, không chơi cờ bạc... và vận động mọi người tích cực tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, không để người lạ mặt cư trú bất hợp pháp tại địa phương và không tham gia buôn bán, vận chuyển các loại chất cấm, hàng lậu qua biên giới.

Bà Y Pan cũng luôn khuyên răn mọi người cần tránh tình trạng phát nương, làm rẫy trên đất của nước bạn dù là vô tình hay cố ý. Tổ chức thăm, tham gia các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa nhân dân hai bên biên giới, giữ vững mối quan hệ hữu nghị, thân thiện vốn có...

Mặc dù tuổi đã cao, nhưng ngày ngày già làng Y Pan vẫn rảo bước khắp các nẻo đường làng, đến từng nhà, gặp từng người để tuyên truyền, vận động bà con yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Hoàng Anh Phượng

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh