Thứ hai 25/11/2024 09:06
Biên giới Việt – Lào

Nóng bỏng buôn lậu và vận chuyển hàng cấm

Những năm gần đây, thương mại biên giới giữa hai nước Việt – Lào có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường được mở rộng, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì tình trạng buôn lậu, nhất là tình trạng vận chuyển ma túy đang là mối lo ngại của hai nước.
Cần tăng cường kiểm tra, ngăn chặn hàng lậu

Từ “Nóng bỏng” vận chuyển ma túy...

Ma túy vẫn đang là hiểm họa của nhân loại, hủy hoại sức khỏe, phá hoại hạnh phúc gia đình, phá hoại kinh tế, làm gia tăng tội phạm... Ở Việt Nam, tình trạng vận chuyển trái phép các chất ma túy, đặc biệt là qua biên giới Việt – Lào vẫn đang gia tăng. Trong số các vụ án lớn về buôn bán, vận chuyển ma túy, đa số đi vào nước ta thông qua đường biên giới đất liền, tập trung ở các tỉnh biên giới Việt - Lào, nhiều nhất là Sơn La, Nghệ An, Điện Biên, Thanh Hóa.

Trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, dù các cơ quan chức năng của nước bạn tăng cường lực lượng xuống cụm bản Pa Háng - Huổi Hiềng, Sốp Bâu, Hủa Phăn (Lào) phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam đấu tranh ngăn chặn hoạt động vận chuyển ma túy qua biên giới, nhưng các đường dây ma túy lớn vẫn ngang nhiên hoạt động thu gom hàng độc này từ khu vực Luông Phra-băng vận chuyển về cụm bản Pa Háng - Huổi Hiềng. Trong đó, địa bàn biên giới tỉnh Sơn La được xác định là tuyến trọng điểm phức tạp về hoạt động của tội phạm ma túy. Nóng bỏng nhất là Lóng Luông, Lóng Sập, Chiềng Sơn của 2 huyện Vân Hồ và Mộc Châu. Ở đây xuất hiện nhiều đường dây vận chuyển ma túy trang bị vũ khí nóng, nhiều đối tượng còn công khai thách thức các lực lượng chức năng.

... Đến “nóng” Buôn lậu hàng cấm và nhiều loại hàng

Không chỉ là điểm nóng về vận chuyển ma túy, biên giới Việt – Lào còn là khu vực buôn bán, vận chuyển hàng lậu như: thuốc lá, đường, gỗ, gia súc, hàng điện tử, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm… qua các cửa khẩu khu vực miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… trong đó nổi cộm, nhất là ở khu vực cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị).

Theo quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Trị, các đối tượng buôn lậu lén lút tập kết hàng phía biên giới Lào và thuê người cõng hàng qua biên giới bằng các đường tiểu ngạch, qua sông Sê Phôn tuồn vào Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo. Từ đây chia nhỏ hàng, tiếp tục luồn lách qua các trạm kiểm soát hải quan, biên phòng và theo quốc lộ 9 vào nội địa. Theo Thiếu tá Nguyễn Quang Tuấn - Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cùng với hoạt động buôn lậu hàng cấm qua biên giới, từ sau khi Thông tư 109 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các chính sách tài chính cho khu kinh tế cửa khẩu, ban hành kèm danh mục 17 nhóm hàng không còn được miễn thuế VAT kể từ ngày 1/10/2014. Theo đó, các mặt hàng tiêu dùng như bia, dầu ăn, đường, sữa các loại, mì gói, cà phê, bánh kẹo, dầu gội, văn phòng phẩm… không được hoàn thuế giá trị gia tăng khi nhập vào khu kinh tế thương mại Lao Bảo thì các đầu nậu lại sử dụng tờ khai bằng những “món mới” được hưởng hoàn thuế GTGT 10% khi nhập vào khu kinh tế như xúc xích, phụ tùng máy cưa, thức ăn gia súc, hóa mỹ phẩm...

Cục QLBộ Công Thương cho biết: Nhận thấy việc kiểm tra, kiểm soát thị trường và quản lý thương mại hai nước là điều cần thiết, Bộ Công Thương hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong việc quản lý thị trường tưfừ năm 2011. Theo đó, hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp trong việc nâng cao chất lượng cho lực lượng chức năng, trao đổi kinh nghiệm về thực thi pháp luật liên quan đến QLTT. Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin, điều tra, xử lý vi phạm qua biên giới giữa hai nước. Đồng thời, phối hợp đưa ra các biện pháp, quản lý những mặt hàng nhập lậu, hàng cấm như: thuốc lá, xăng dầu, mỹ phẩm, động vật hoang dã, đường, gỗ…

Thanh Hải

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'