Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm
Dân tộc thiểu số & Miền núi 26/09/2023 10:24 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tổ chức Lễ hội Katê xứng tầm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Ninh Thuận chào đón đoàn lữ hành đến từ Indonesia |
UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn trong tỉnh sẽ tổ chức trong các ngày 13, 14 và 15 tháng 10 năm 2023.
Lễ chính được tổ chức vào sáng ngày 14/10 tại các khu vực đền, tháp Chăm.
UBND tỉnh Ninh Thuận giao các Sở, ngành, địa phương phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh; phụ trách các khu vực đền, tháp Chăm; các vị chức sắc, chức việc và bà con tín đồ theo đạo Bàlamôn trong tỉnh tổ chức lễ hội Katê năm 2023 vui tươi, an toàn, đúng quy định.
![]() |
Lễ hội Katê - nét văn hóa đặc sắc đồng bào Chăm. Ảnh: Hồ Đăng Khoa |
Lễ hội Katê là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm; phản ánh nhiều khía cạnh văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật liên quan đến sinh hoạt và đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của đồng bào Chăm.
Katê là lễ hội lớn nhất, có ý nghĩa nhất, tác động đến nhiều mặt về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, tình cảm của cả cộng đồng. Lễ hội là một bộ phận cấu thành nền văn hóa truyền thống Chăm mang đậm bản sắc và dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
Lễ hội Katê hàng năm bắt đầu từ cuối tháng 6 Chăm lịch và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch) tại các đền, tháp, làng Chăm Bàlamôn..
Lễ hội Katê diễn ra đầu tiên tại các đền, tháp, nhà làng, nhà các vị Sư Cả và sau cùng là tại các gia đình trong cộng đồng với những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng theo phong tục tập quán có từ lâu đời của người Chăm Bàlamôn.
Mục đích nhằm tưởng nhớ, thể hiện lòng biết ơn của cộng đồng đối với các vị vua, thần linh, tổ tiên, ông bà đã phù hộ, độ trì cho người Chăm trong đời sống và làm ăn.
Điều đặc biệt của Lễ hội Katê là thu hút đông đảo du khách gần xa trong và ngoài nước đến trẩy hội; không những cộng đồng người Chăm (không phân biệt tôn giáo) trong và ngoài tỉnh mà đồng bào các dân tộc khác cũng về tham gia Lễ hội Katê.
Ngày 4/4/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 776/QĐ-BVHTTDL đưa “Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường

Thừa Thiên Huế: Khám, phát thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số

Chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành

Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo
Tin cùng chuyên mục

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh đưa nông sản vươn xa

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa
