Thứ ba 06/05/2025 16:41

Nhóm Quang Linh Vlogs tung kết quả kiểm nghiệm, có đáng tin?

Theo chuyên gia về chứng nhận sản phẩm, kết quả kiểm nghiệm không phản ánh toàn bộ chất lượng sản phẩm kẹo rau củ Kera của nhóm Quang Linh Vlogs.

Nhãn hàng tung kiểm nghiệm, dư luận vẫn nghi ngờ

Những ngày gần đây, thông tin về vụ “lùm xùm” xoay quanh sản phẩm kẹo rau củ Kera của team Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận.

Đêm 5/3, thương hiệu kẹo rau củ Kera Vietnam (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt) đã bất ngờ tung ra kết quả kiểm nghiệm để cung cấp thông tin về hàm lượng chất xơ trong sản phẩm kẹo rau củ Kera.

Theo tài liệu Kera Vietnam công bố, đơn vị này đã mang mẫu sản phẩm kẹo rau củ Kera đến kiểm nghiệm tại Trung tâm Kiểm nghiệm và Tư vấn ứng dụng khoa học Avatek.

Kết quả cho thấy, hàm lượng Inulin (một loại chất xơ hòa tan) trong kẹo rau của Kera là 0,186g/viên. Ngoài ra trong 100g kẹo này cũng có 0,935% chất xơ từ rau củ quả theo như thông tin được cung cấp từ Asia Life - nhà máy phụ trách sản xuất kẹo rau củ Kera.

Dựa trên kết quả kiểm nghiệm này, phía doanh nghiệp tự kết luận rằng: “Tổng hàm lượng hai loại chất xơ trên trong 1 viên kẹo rau củ là hơn 200mg”.

Kera Vietnam thông tin về kết quả kiểm nghiệm sản phẩm kẹo rau củ Kera. Ảnh chụp màn hình

Sau khi phía Kera Vietnam đưa ra kết quả kiểm nghiệm này, dư luận đã có những luồng ý kiến trái chiều. Một phần dư luận cho rằng, kết quả này đã chứng minh sản phẩm kẹo rau củ Kera có hàm lượng chất xơ đúng với những thông tin mà thương hiệu này đã công bố trước đây.

Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến cho rằng, kết quả kiểm nghiệm này chưa đủ tin cậy để khẳng định chất lượng kẹo rau củ Kera có đúng như quảng cáo hay không.

Chưa đủ tính khách quan, chính xác

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, một chuyên gia trong lĩnh vực chứng nhận sản phẩm cho biết, bản chất kết quả kiểm nghiệm do Kera Vietnam công bố chỉ mang tính tham khảo. Thêm vào đó, không thể dựa vào kết quả kiểm nghiệm này để khẳng định toàn bộ chất lượng của sản phẩm kẹo rau củ Kera.

Bởi trên thực tế, trên giấy kiểm nghiệm mà Kera Vietnam công bố, phía đơn vị tiến hành kiểm nghiệm (Trung tâm Kiểm nghiệm và Tư vấn ứng dụng khoa học Avatek) cũng đã ghi rõ rằng: “Kết quả phân tích chỉ có giá trị trên mẫu thử nhận được từ khách hàng”.

“Điều này có nghĩa là, kết quả kiểm nghiệm do Kera Vietnam công bố chỉ có giá trị trên mẫu sản phẩm kẹo rau củ Kera mà đơn vị này mang đi kiểm nghiệm, không đại diện cho tất cả các sản phẩm kẹo rau củ mà Kera Vietnam đang phân phối. Không thể lấy kết quả kiểm nghiệm trên 1 sản phẩm để đại diện cho chất lượng của tất cả các sản phẩm được. Điều này không khách quan và không chính xác”, vị chuyên gia cho hay.

Cũng theo vị chuyên gia này, nếu muốn biết chính xác chất lượng sản phẩm kẹo rau củ Kera ra sao, cần truy được thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu của sản phẩm này. Đồng thời, cần tiến hành kiểm nghiệm trên nhiều mẫu sản phẩm hơn.

Quang Linh Vlogs từng phải lên tiếng xin lỗi vì quảng cáo sản phẩm kẹo rau củ Kera sai sự thật. (Ảnh chụp màn hình)

Như Báo Công Thương đã thông tin, thời gian gần đây, chất lượng sản phẩm kẹo rau củ Kera do Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục, hoa hậu Thuỳ Tiên quảng cáo bị người tiêu dùng đặt ra nhiều nghi vấn. Trong một phiên livestream, Quang Linh đưa ra thông tin “một viên kẹo tương đương một đĩa rau” và cho biết sản phẩm phù hợp cho những người không thích ăn rau. Tuy nhiên, nam vlogger bị nhiều người cho là quảng cáo lố, phóng đại công dụng sản phẩm.

Ngày 24/2/2025, Quang Linh Vlogs lên tiếng xin lỗi về việc truyền tải thông tin chưa chính xác rằng “1 viên kẹo rau củ tương đương 1 đĩa rau”, gây hiểu nhầm cho khách hàng. Nam vlogger khẳng định, sau khi nhận ra sai sót, anh đã sửa và không còn nhắc đến thông tin đó trong các phiên livestream tiếp theo.

Giữa lúc những nghi vấn về chất lượng sản phẩm kẹo rau củ Kera còn chưa được làm rõ, hoa hậu Thuỳ Tiên bất ngờ gỡ bài viết quảng cáo cho sản phẩm kẹo rau củ Kera mà cô đã đăng tải trước đó. Trang web bán sản phẩm kẹo rau củ không thể truy cập trong sáng 5/3 nhưng sau đó đã hoạt động trở lại.

Theo tìm hiểu, kẹo rau củ Kera là sản phẩm quảng cáo đầu tiên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (tên viết tắt Cer Group). Công ty này được Hằng Du Mục (tên thật là Nguyễn Thị Thái Hằng, sinh năm 1995) và Quang Linh Vlogs (Phạm Quang Linh, sinh năm 1999) cùng một số người bạn hùn vốn thành lập. Cer Group được thành lập vào tháng 11/2024 với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng và đăng ký trụ sở tại thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh).

Về cơ cấu cổ đông sáng lập, Hằng Du Mục góp nhiều nhất 1,25 tỷ đồng (tương đương 25%); Quang Linh Vlogs góp 683 triệu đồng (13,67% vốn); Lê Tuấn Linh góp 15%; Phạm Thị Nhật Lệ (chị Quang Linh) góp 13,66% và một số thành viên khác.

Cer Group có đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là "Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình". Ngoài ra, công ty còn đăng ký thêm các ngành nghề kinh doanh liên quan đến bán buôn tổng hợp, bán lẻ thực phẩm, bán buôn nông và lâm sản nguyên liệu,... Chỉ 1 tháng sau khi hoạt động, tháng 12/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt đã tăng vốn điều lệ lên thành 15 tỷ đồng.

Người đại diện pháp luật cho Cer Group là Lê Tuấn Linh (sinh năm 1989). Anh được biết đến là chuyên gia về Tiktok. Linh cũng là đại diện pháp luật của Công ty TNHH Hằng Du Mục Entertainment - công ty mang thương hiệu cá nhân của Nguyễn Thị Thái Hằng, với vốn điều lệ chỉ 50 triệu đồng.

Phong Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Quang Linh Vlogs

Tin cùng chuyên mục

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

TP. Hồ Chí Minh lan tỏa hàng Việt, tiêu dùng trách nhiệm

Việt Nam là vùng đất hứa cho các thương hiệu cao cấp

Tăng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Thu cũ đổi mới - Đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế