Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV:

Nhiều chính sách mới đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Trong phiên thảo luận về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, giải trình trước Quốc hội các nội dung liên quan đến thực trạng kinh tế - xã hội, các chủ trương, giải pháp lớn về đầu tư phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định, chủ trương là nhất quán, kết quả đạt được đáng ghi nhận. Trong giai đoạn 2016-2020, Đảng, Nhà nước tiếp tục có nhiều chính sách, dành nhiều nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhiều chính sách mới đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Ông Đỗ Văn Chiến: Đảng, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm đến đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta gồm 5.259 xã, ở 457 huyện, thuộc 52 tỉnh, thành phố, với 13,4 triệu người, sinh sống chủ yếu ở nơi khó khăn nhất, địa hình chia cắt, giao thông cách trở, đất rộng, người thưa. Hiện có 2.400 xã, 3.100 thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn trong khi ngân sách nhà nước còn khó khăn. Cụ thể, dù rất cố gắng nhưng giai đoạn 2011-2015, ngoài Chương trình 135 bố trí đủ vốn (16.762 tỷ đồng), các chính sách còn lại chỉ cân đối được 7.557 tỷ/14.615 tỷ theo đề án được phê duyệt, tương ứng 51,7%.

“Tuy còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta cũng phải khẳng định, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm đến đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi’ - Đồng chí Chiến khẳng định và đánh giá, kết quả của công tác dân tộc, so với yêu cầu chưa đạt, song vùng dân tộc thiểu số đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, Nhà nước đã đầu tư định canh, định cư cho 30.000 hộ; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho 12.000 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề 7.000 hộ; 80 xã, 372 thôn, bản đã ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35% năm 2011 xuống còn 16,8% cuối năm 2015.

Qua tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015, Ủy ban Dân tộc đã chỉ ra một số vướng mắc, bất cập và đã tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp với thực tế theo hướng chuyển từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình sang hỗ trợ cho cộng đồng, tạo sinh kế nhằm khắc phục tình trạng không hộ nào muốn thoát nghèo; từ việc cho không sang cho vay với lãi suất ưu đãi để khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; từ hỗ trợ lâu dài sang hỗ trợ có điều kiện (hỗ trợ từ 3-5 năm và phải cam kết thoát nghèo còn với những hộ già cả, không còn sức lao động, không nơi nương tựa, hộ tàn tật,... được chuyển sang hưởng chính sách xã hội.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách rất quan trọng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi với mục tiêu thực hiện tốt chủ trương, giải pháp lớn về đại đoàn kết các dân tộc, quan tâm đầu tư phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.

Trong đó, nhóm chính sách chung bao gồm, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với yêu cầu phân bổ nguồn lực cho vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, miền núi phải được ưu tiên cao hơn 2-4 lần so với nơi khác; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó, vùng dân tộc thiểu số và miền núi được thụ hưởng Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo 30a (tổng vốn 18.745 tỷ đồng) và Dự án Chương trình 135 với 3 hợp phần (tăng 1 hợp phần so với giai đoạn 2011-2015) với số vốn kế hoạch 15.936 tỷ đồng.

Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách đặc thù, trong đó, đáng chú ý là các chính sách: Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020; Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025, trong đó hỗ trợ trực tiếp cho 12 dân tộc rất ít người ở 194 thôn, bản thuộc 93 xã ở 37 huyện của 12 tỉnh với vốn kế hoạch 1.800 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, tập trung hỗ trợ gạo, tiền ăn, tiền thuê chỗ ở, tiền thuê người nấu ăn cho các em.

Đặc biệt, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bố trí 6.000 tỷ đồng đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học, chủ yếu cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngoài các chính sách trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, Chính phủ cũng đã ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 và Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025 và một số chính sách khác đã được các Bộ, ngành đã thống nhất trình Chính phủ xem xét, ban hành trong thời gian tới.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.

Tin cùng chuyên mục

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
Mobile VerionPhiên bản di động