Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Lễ hội Mường Ca Da tưởng nhớ công lao của “Thượng Tướng thống lĩnh quân Khằm Ban” có công khai phá vùng đất Mường Ca Da, nét đẹp văn hoá đồng bào dân tộc Thái.
Độc đáo Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy của đồng bào dân tộc Thái ở xứ Thanh Độc đáo Lễ hội đền Rồng - đền Nước ở xứ Thanh

Mường Ca Da là lễ hội nhằm tưởng nhớ, tôn vinh và tự hào về công lao của nhân vật lịch sử “Thượng Tướng thống lĩnh quân Khằm Ban” - người đã có công khai phá vùng đất Mường Ca Da. Lễ hội Mường Ca Da còn khơi dậy nét đẹp truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Truyền thuyết về Mường Ca Da

Theo sử sách lưu truyền, Mường Ca Da được gọi là Mường Húng, mường Hường, còn in đậm dấu tích lưu truyền Quạ cứu người. Gắn với Mường Ca Da là tên tuổi Thượng tướng Thống lĩnh quân Khằm Ban: Năm 1418, tại núi rừng Lam Sơn, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân Lam Sơn lấy miền núi Thanh Hóa làm hậu phương, hưởng ứng lời kêu gọi của Lê Lợi, các tầng lớp nhân dân Châu Quan Hóa xưa nô nức gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Trong đó, có Thượng tướng Thống lĩnh quân Lò Khằm Ban, từ thuở thiếu thời, ông chăm chỉ học hành, luyện tập võ nghệ binh khí.

Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Rước kiệu tại Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Khi lớn lên Thượng tướng Thống lĩnh quân Lò Khằm Ban tổ chức binh mã và theo nhà Lê đi đánh giặc, với mưu trí anh dũng, ông đã liên tiếp thắng trận đã đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước, góp công lớn trong việc đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước, được vua Lê phong hàm Thượng tướng thống lĩnh quân. Ông chọn Mường Ca Da ngày nay làm nơi đóng quân và lập thái ấp.

Tướng quân Khằm Ban mất tại Mường Ca Da, nhân dân vô cùng thương tiếc, mến mộ tài đức của ông, nên đã lập Đền thờ bằng gỗ tại Pom Kéo bản Chiềng Nưa (thuộc khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân ngày nay) để hương khói thờ phụng. Nhân dân trong động và nội tộc dòng họ Phạm xây dựng lại ngôi đền bằng gạch và dựng bia ghi danh công đức và sự nghiệp của ông.

Vì vậy, truyền thuyết hình thành Mường Ca Da luôn gắn liền với di tích lịch sử Thượng tướng thống lĩnh quân Khằm Ban tại Thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa ngày nay. Đã nhiều năm trôi qua, những giá trị cao quý cũng như tinh thần bất khuất của các bậc anh hùng dân tộc có công dựng nước, giữ nước, khai phá đất Mường luôn được nhân dân ngưỡng mộ và kính phục.

Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Phần hội với nhiều trò diễn dân gian đặc sắc

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, từ bao đời nay, nhân dân Quan Hóa, trực tiếp là nhân dân Khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân đã bảo quản, giữ gìn tổ chức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tuân theo phong tục cổ truyền, vào các ngày lễ, Tết cổ truyền, ngày mất của nhân vật lịch sử, tại đền thờ đều tổ chức dâng hương, đặc biệt là tổ chức Lễ hội 5 năm một lần vào dịp tháng 2 âm lịch với sự tham gia của hàng ngàn người dân trong và ngoài vùng.

Mường Ca Da là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội Mường Ca Da có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ, gồm: Lễ mộc dục (lễ tắm bia, tượng, người Thái gọi là Khụn lục pục tứn); Lễ rước kiệu, dâng hương. Lễ “Tay ắm Oóc” (diễn ra cùng lúc với Lễ rước kiệu dâng hương) . Phần tế lễ “Xên Mường” - Nội dung: Lễ “Xên Mường” là lễ giải hạn cho cả Mường, các lễ thức tiếp theo để kết thúc phần tế lễ “Tặt máy” (cắt chỉ) là nghi lễ cắt dây giải hạn cho cả Mường.

Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Thái tại Lễ hội Mường Ca Da.

Còn phần hội với các phần thi thể thao dân tộc, các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc như: Kéo co, đẩy gậy, tung còn, tó mác lẹ, bắn nỏ, đi cà kheo đá bóng, gói bánh ú, khua luống, trống chiêng, hát khặp, thiếu nữ đẹp trong sắc phục dân tộc và thi trình diễn văn nghệ dân gian bằng hình thức sân khấu hóa. Lễ hội còn có các gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, giới thiệu đặc sản ẩm thực của địa phương đến du khách thập phương.

Có thể nói, Lễ hội Mường Ca Da đã khơi dậy nét đẹp truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng của vùng đất và người Quan Hóa, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựng huyện Quan Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Mường Ca Da còn là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện nhằm tuyên truyền, quảng bá về công tác phát triển du lịch của huyện Quan Hóa. Lễ hội Mường Ca cũng nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của Lễ hội Mường Ca Da đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận vào ngày 20/12/2019. Đây là niềm tự hào của tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện vùng cao Quan Hóa nói riêng trong lĩnh vực văn hóa của đồng bào dân tộc Thái cổ. Đây cũng là cơ hội để huyện Quan Hóa thúc đẩy ngành Du lịch của địa phương từng bước phát triển.

Độc đáo Lễ hội Mường Ca Da của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa
Văn hóa ẩm thực với những món ăn dân tộc độc đáo gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Mường Ca Da

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Lương Thị Hồng Nhung, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quan Hóa cho biết: Lễ hội Mường Ca Da sau khi được phục dựng, tổ chức 5 năm một lần vào tháng 2 âm lịch. Trong những năm qua, lễ hội Mường Ca Da đã góp phần động viên, cổ vũ đồng bào các dân tộc trong toàn huyện thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Mỗi dịp lễ hội diễn ra là dịp để đồng bào các dân tộc trong vùng thể hiện niềm tự hào và biết ơn công lao khai phá vùng đất Mường Ca Da của các thế hệ cha ông.

Thông qua lễ hội đã tôn tạo và phát huy các loại hình văn hóa văn nghệ, thể thao truyền thống của các dân tộc trong huyện như: Các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi trò diễn dân gian, trưng bày trao đổi các sản phẩm hàng hóa từ các làng nghề truyền thống, trang phục dân tộc, văn hóa ẩm thực với những món ăn dân tộc độc đáo gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Mường Ca Da, của cộng đồng các dân tộc Thái.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tạo

Tạo 'hành lang' phát triển báo chí trong kỷ nguyên số

Hội thảo "Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số" đã diễn ra với nhiều ý kiến đóng góp đối với việc sửa đổi Luật Báo chí.
Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Dòng người xếp hàng dài chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ đã được cung rước về chùa Quán Sứ (Hà Nội) để phật tử và người dân chiêm bái trong 3 ngày nhân dịp Đại lễ Vesak.
Tối nay (15/5) khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Tối nay (15/5) khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối nay (15/5) Lễ hội Làng Sen năm 2025 sẽ diễn ra tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo vệ di sản văn hóa

Hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo vệ di sản văn hóa

Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên.
Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Chiều 13/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước và an vị tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đảm nhận vai trò Đại sứ âm nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đảm nhận vai trò Đại sứ âm nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trở thành Đại sứ âm nhạc đầu tiên của Quỹ Vì trẻ em khuyết tật Việt Nam, lan tỏa yêu thương bằng âm nhạc và hành động nhân văn.
Tổ chức nhiều triển lãm, trưng bày mừng sinh nhật Bác

Tổ chức nhiều triển lãm, trưng bày mừng sinh nhật Bác

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều bảo tàng đồng loạt tổ chức triển lãm, trưng bày thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu.
‘Quà tháng 5 dâng Người’: Giai điệu tri ân sâu nặng

‘Quà tháng 5 dâng Người’: Giai điệu tri ân sâu nặng

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào tối ngày 14/5 tại Hà Nội.
Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.
Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh 35 cá nhân, tập thể tiêu biểu có đóng góp tích cực đối với công tác phát triển văn hóa đọc năm 2024.
Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Những lá cờ lịch sử được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là biểu tượng sống động, kể lại ký ức hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Từ ánh mắt đượm buồn tại Quảng trường Đỏ năm 1957 đến ngày hội non sông 30/4/2025, Bác vẫn hiện diện trong từng bước chân Việt Nam trên ‘đường lên phía trước’.
Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Trên lễ đài đại lễ kỷ niệm 30/4, ống kính truyền hình bắt đúng lúc người lính già lau nước mắt khi hai ca sĩ cất tiếng hát. Câu hát kỳ lạ như gói cả đời ông
Cảnh kết phim

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Diễn viên phim "Địa đạo" sải bước trong lễ diễu binh 30/4, không chỉ là vai diễn, họ hiện thân cho ký ức, cho màn kết đẹp là hòa bình hôm nay.
Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Tình yêu nước đôi khi chỉ hiện lên giản dị từ những ô ban công tầng cao, nơi các cư dân đô thị treo lên lá cờ Tổ quốc trong những ngày lễ trọng đại.
Bài 2:

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

Thời trang Việt đang chuyển mình trở thành ngôn ngữ kể chuyện văn hóa, đưa di sản dân tộc vào nhịp sống hiện đại bằng những sáng tạo mang tinh thần thời đại.
20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Sau 50 năm, âm vang của đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn chưa bao giờ lắng xuống và ký ức hào hùng ấy đang tiếp tục được 'thắp lửa' qua những trang sách.
Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Khắp các tuyến phố, đơn vị, trường học ở Huế rực sắc cờ đỏ, thể hiện khí thế hào hùng và niềm tự hào trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4 xoay quanh các chủ đề về tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam, chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam...
Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm giới thiệu không gian di sản văn hóa, danh thắng, sản phẩm thủ công truyền thống của 29 tỉnh, thành được tổ chức ở thành phố Huế.
Phú Thọ tổ chức chương trình

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Ngày 29/4, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề '50 năm bản hùng ca mùa xuân' chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Trong dịp kỷ niệm Thống nhất đất nước 30/4, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút du khách đến thăm, cũng là dịp để người dân hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước.
‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

'Nổi lửa lên em' của nhạc sĩ Huy Du – nhạc sĩ của bản tình ca người lính được ví như là bản giao hưởng hậu phương, của tình thương thầm lặng, đi cùng năm tháng.
Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Với khoảng 2.000 tư liệu, hiện vật trưng bày, Bảo tàng Côn Đảo không chỉ là nơi lưu giữ những chứng tích lịch sử mà còn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước.
Điện Biên:

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Tinh hoa Tây Bắc 2025, tôn vinh bản sắc dân tộc, thúc đẩy du lịch liên kết vùng, thu hút du khách.
Mobile VerionPhiên bản di động