Thứ sáu 22/11/2024 00:58

Ngăn ngừa amiăng trắng vì sức khỏe cộng đồng

Theo Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng (IRECO), dù đã được cảnh báo, nhưng 10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn đứng ở vị trí thứ 5 trong tốp 10 nước sử dụng amiăng - chất gây ung thư nhiều nhất thế giới. Đặc biệt, amiăng vẫn tồn tại rất phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WTO), amiăng kể cả amiăng trắng là một trong những chất gây ung thư nghề nghiệp, là nguyên nhân gây ra ung thư: phổi, trung biểu mô, bệnh bụi phổi amiăng, vòm họng và buồng trứng. Trên thế giới mỗi năm có trên 107,000 người chết vì các bệnh ung thư có liên quan đến amiăng. Vì vậy, nhiều nước đã cấm mọi sản phẩm có chứa amiăng. Và hiện trên thực tế chỉ còn 35 nước sử dụng, trong đó có Việt Nam... Để phòng tránh độc hại của amiăng đối với sức khỏe cộng đồng, ngày 1/1/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số

10/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch Phát triển kinh tế, xã hội và dự toán Ngân sách Nhà nước, trong đó có giao cho Bộ Xây dựng “Nghiên cứu, xây dựng phát triển vật liệu xây dựng sử dụng cho các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2025”. Theo đó, Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo Đề án “Lộ trình dừng sử dụng amiăng trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp amiăng từ năm 2023”.

Cần có chính sách hỗ trợ để bà con không sử dụng tấm lợp fibro xi măng

Dựa trên các kết luận khoa học về tác hại của amiăng đối với sức khỏe của con người, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra vật liệu thay thế phù hợp cho amiăng trắng. Trong đó, Viện Công nghệ, Bộ Công Thương đã tìm ra loại sợi để thay thế cho amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp, đó chính là sợi PVA. PVA là sợi hóa học nên rất bền, trong quá trình sản xuất không bị xé thành sợi nhỏ, bên cạnh đó, tuổi thọ của sợi PVA trong xi măng cũng rất cao. Trải qua quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, đến năm 2007, dây chuyền sản xuất tấm lợp không sử dụng amiăng đầu tiên của Việt Nam đã được vận hành tại Công ty Tân Thuận Cường (TTC) - Hải Dương. Tháng 11/2013, dây chuyền sản xuất tấm sóng không amiăng thứ hai tại Việt Nam được đưa vào hoạt động tại Công ty Cổ phần Nam Việt (Navifico).

Tuy nhiên, cùng với các nỗ lực nghiên cứu nhằm tìm ra vật liệu thay thế, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào vùng DTTS về tác hại của amiăng mới thật sự quan trọng. Thực tế, hiện có 95% tấm lợp có chứa amiăng được sử dụng tại vùng DTTS, miền núi gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tới cộng đồng. Lý do vật liệu chưa amiăng vẫn phổ biến là vì đồng bào DTTS chưa có nhiều thông tin, kiến thức về hậu quả của việc sử dụng amiăng; điều kiện kinh tế hạn chế nên khó có khả năng tìm vật liệu khác thay thế.

Để chung tay tạo làn sóng thay đổ nhận thức về tác hại của amiăng với sức khỏe, Viện IRECO đại diện cho nhóm công lý, môi trường và sức khỏe - JEH đã ra mắt mạng lưới cộng đồng ở Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên. Mạng lưới cộng đồng này được kỳ vọng là nhân tố quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức của đồng bào với tấm lợp fibro xi măng thông qua các hoạt động tuyên truyền thiết thực..

Xã Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình có 1.239 hộ, với 5.439 nhân khẩu, 100% là người Mông. Hiện trên địa bàn có 80% người dân sử dụng mái lợp fibro xi măng để lợp mái nhà, dù được tuyên truyền về độc hại của vật liệu nhưng do giá rẻ so với tôn xốp, nên bà con vẫn sử dụng. Trước thực trạng này, chị Tềnh Thị Súa – trưởng nhóm mạng lưới ở Hòa Bình chia sẻ, để bà con ở Pà Cò không dùng tấm lợp fibro xi măng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để đồng bào ngừng sử dụng vật liệu này; qua đó để bà con yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế và đảm bảo sức khỏe trong cộng đồng.

Ngoài các hoạt động tuyên truyền, tiếp cận để đồng bào hiểu rõ hơn về tác hại của amiăng từ fibro xi măng, hiện các vùng nông thôn, miền núi đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Vì vậy, việc lồng ghép các nội dung về tác hại của amiăng trong thực hiện các tiêu chí NTM được xem là một giải pháp hiệu quả. Bà Phạm Thị Khoa – Phó ban Tuyên huấn Hội Nông dân Hòa Bình cho biết, nhằm bảo vệ cho đồng bào, nhóm yếu thế Hội Nông dân Hòa Bình đã đề nghị với chính quyền địa phương gắn các hoạt động phòng chống amiăng trong các chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Điển hình là triển khai xây dựng khu dân cư mẫu, đảm bảo tiêu chí xanh, sạch đẹp, vật liệu xây dựng chủ yếu là từ các vật liệu tự nhiên, thân thiện, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Từ mô hình này địa phương sẽ tiếp tục nhân rộng.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống