Thứ sáu 18/04/2025 18:37
Quảng Trị:

Mở rộng diện tích cây chanh leo

Ngày 6/3/2019, Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, UBND các huyện: Cam Lộ, Đắk Rông, Hướng Hóa và Vĩnh Linh đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển diện tích trồng cây chanh leo. Theo đó, quy mô dự kiến phát triển năm 2019 -  2020 là 100 héc-ta, định hướng đạt 500 héc-ta vào năm 2025.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã đầu tư trồng cây chanh leo. Mặc dù chưa có được đầu ra ổn định nhung sản phẩm của các hộ dân được tiêu thụ tốt trên thị trường, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số cây trồng truyền thống khác. Việc ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển diện tích trồng cây chanh leo là cơ sở để bà con tích cực tham gia dự án. Đến nay, các huyện Hướng Hóa, Cam Lộ, Đắk Rông và Vĩnh Linh đang tích cực đẩy mạnh công tác rà soát lại quỹ đất trên địa bàn huyện và tuyên truyền về hiệu quả trồng cây chanh leo ở một số tỉnh khác cho nông dân biết để có thể đăng ký tham gia mô hình này. Đối với huyện Vĩnh Linh, lãnh đạo huyện đăng ký thực hiện mô hình hợp tác với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc với diện tích khoảng 40 héc-ta, tiến hành trồng ở các xã: Vĩnh Thủy, Vĩnh Trung, Vĩnh Nam và thị trấn Bến Quan.

Chanh leo cho thu nhập cao

Trên thực tế, từ năm 2018, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã nghiên cứu, kết nối với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc để phát triển cây chanh leo ở Hướng Hóa với mục đích khai thác tối đa lợi thế tự nhiên gắn với từng vùng sinh thái. Ngày 3/5/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trồng và thu mua chanh leo giữa Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Hướng Hóa với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc. Công ty cho các nhóm hộ ứng trước 50% giá giống và thanh toán vào cuối vụ thông qua khấu trừ sản phẩm bán chanh leo; cam kết thu mua 100% sản phẩm quả chanh leo do nông dân triển khai trồng và chăm sóc trên diện tích hai bên thống nhất; tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, theo dõi, giám sát mô hình…

Hứa hẹn nguồn thu nhập cao

Trên cơ sở đó, tháng 10/2018, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị triển khai xây dựng dự án phát triển cây chanh leo với quy mô 12 héc-ta tại 3 xã Hướng Phùng, Tân Liên và Tân Lập (Hướng Hóa) với 18 hộ gia đình tham gia. Đến nay, cây chanh leo đã trồng được gần 5 tháng, cây phát triển tốt, cho thu hoạch vào tháng 4 - 5/2019. Dự kiến thu trong năm thứ nhất đạt doanh thu khoảng 200 triệu đồng/héc-ta/năm, trong đó, phần chi hơn 124 triệu đồng/năm (đã tính khấu hao vật liệu giống, hệ thống tưới trong 3 năm); nếu không có hỗ trợ sẽ lãi hơn 75 triệu đồng/héc-ta/năm; nếu tính phần công ty hỗ trợ, sẽ thu lãi hơn 101 triệu đồng/héc-ta/năm.

Những tín hiệu tích cực từ khi khởi động dự án 12 héc-ta trồng chanh leo tại huyện Hướng Hóa và quá trình mở rộng diện tích ra các huyện khác đã hứa hẹn về một dự án trồng chanh leo quy mô lớn, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho bà con. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc tiếp tục công tác khảo sát tiềm năng ở các vùng các trên địa bàn Quảng Trị để có kế hoạch mở rộng diện tích cây chanh leo. Ngoài 12 héc-ta mà công ty đang thực hiện ở huyện Hướng Hóa, hiện cũng có nhiều nơi ở vùng Lìa, thị trấn Lao Bảo… tổ chức trồng cây chanh leo với diện tích hơn 10 héc-ta. Ở huyện Vĩnh Linh cũng có nhiều địa phương trồng cây chanh leo, trong đó đạt kết quả cao là ở xã Vĩnh Thủy qua 3 năm trồng thử nghiệm ở một số hộ gia đình và sử dụng đúng giống cây chanh leo mà công ty đang cung cấp trên thị trường.

Trên cơ sở kết quả dự án với quy mô ban đầu 12 héc-ta và qua quá trình khảo sát thực tế ở nhiều địa phương khác, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc khảo sát, mở rộng thêm diện tích trồng chanh leo ra địa bàn có điều kiện phù hợp với sự phát triển của cây chanh leo. Đồng thời, nghiên cứu để sản xuất chanh leo theo hướng hữu cơ, an toàn, đạt các chứng nhận về thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP…

P.V

Tin cùng chuyên mục

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng