Thứ năm 26/12/2024 03:31

Làng Văn hóa: Nơi bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc Việt Nam đã và đang bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống.

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích 1.544 ha, thuộc thôn Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Điểm nhấn là khu các làng dân tộc với diện tích gần 200 ha. Khu các làng có địa hình đồi, núi, thung lũng, hồ nước đan xen, mô hình bản làng truyền thống của đồng bào các dân tộc nhằm tái hiện khung cảnh thiên nhiên, văn hóa 4 cụm làng trên khắp mọi miền đất nước.

Du khách được thưởng ngoạn cảnh sắc và khám phá kho tàng văn hóa tại Làng Văn hóa

Đến với Làng Văn hóa bên cạnh việc thưởng ngoạn cảnh sắc hữu tình, thiên nhiên nhiên trong lành và không gian kiến trúc truyền thống 54 dân tộc, du khách còn khám phá kho tàng văn hóa phong phú đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Từ làng Thái, làng Mường, làng Mông, làng Tày…thuộc làng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, đến làng các dân tộc miền Trung, Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ... nơi nào cũng đặc tả dấu ấn văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Đặc biệt, tại đây còn có các nhóm đồng bào dân tộc về tham gia hoạt động thường xuyên giới thiệu bản sắc văn hóa thông qua tái hiện phong tục tập quán, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, dân ca dân vũ, ẩm thực,…

Làng Văn hóa nơi bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa

Quyền Trưởng ban, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, ông Trịnh Ngọc Chung cho biết, hàng năm tại Làng Văn hóa tổ chức nhiều sự kiện lớn góp phần gìn giữ, phát huy và tôn vinh văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trong đó có 3 sự kiện thường niên được tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”; “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4”; và Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” . Đây là các sự kiện có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, góp phần hiện thực hóa chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và chính sách Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022

Tham dự “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” đầu năm vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam những năm qua đã tổ chức hàng trăm lễ hội với sự tham gia của hàng nghìn lượt đồng bào từ khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần khẳng định sức mạnh trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và mở ra triển vọng về phát triển văn hóa, du lịch. Chủ tịch nước cho rằng, việc tổ chức sự kiện thường niên hàng năm cần cách làm sáng tạo để giúp tìm hiểu, bảo tồn và tương tác một cách có chiều sâu những nét văn hóa riêng của từng dân tộc, làm nổi bật và phong phú thêm vẻ đẹp văn hóa Việt Nam, gìn giữ bản sắc của từng dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tại Làng Văn hóa, các chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình

Với chủ trương “để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, từ cuối năm 2015, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã phối hợp với các địa phương trong cả nước huy động đồng bào các dân tộc về tham gia hoạt động, tính đến nay đã có hàng nghìn lượt đồng bào của các dân tộc luân phiên về hoạt động thường xuyên tại Làng Văn hóa.

Đồng bào góp phần tạo cảnh quan sức sống cho từng ngôi làng
Du khách trải nghiệm văn hóa cùng đồng bào
Xem trình diễn dệt thổ cẩm truyền thống đồng bào Ba Na

Điều dễ nhận thấy, từ khi đồng bào về sinh sống tại Làng Văn hóa đã góp phần tạo sự sinh động, sức sống, màu sắc và nét riêng có cho từng ngôi làng, cùng với các hoạt động, sự kiện hàng ngày, hàng tháng, thường niên, tổ chức tái hiện nhiều lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực dân gian, dân ca dân vũ… Du khách không phải đi đâu xa mà chỉ cần đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là có thể trải nghiệm văn hóa các dân tộc từ khắp các vùng miền Tổ quốc. Thông qua đó, lan tỏa tới du khách ý thức bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống. Đó cũng chính là nét độc đáo, đặc thù làm nên sức hút của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, để mỗi khi đến đây du khách như được tìm về với cội nguồn của văn hóa truyền thống.

Trình diễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc Xơ Đăng

Đặc biệt đến với Làng Văn hóa, du khách còn được gặp gỡ giao lưu với câc nghệ nhân, nghệ nhân Ưu tú, tìm hiểu bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, nghề thủ công truyền thống…Để giới thiệu sâu rộng cũng như bảo tồn nhạc cụ truyền thống của đồng bào Xơ Đăng, nghệ nhân Ưu tú Y Sinh đã phải rời quê hương, xa chồng con để đến với Làng Văn hóa. Tại đây ngày ngày bà miệt mài chế tác và chơi những nhạc cụ truyền thống để cho mọi người biết đến âm nhạc dân gian của Xơ Đăng nhiều hơn. Bà Y Sinh chia sẻ, đây cũng là cơ hội để bà phục vụ, quảng bá để ngày càng nhiều người trong nước và quốc tế biết nhiều hơn những âm thanh kỳ diệu của nhạc cụ độc đáo, cũng như bản sắc văn hóa của dân tộc Xơ Đăng.

Biểu diễn kịch Rô băm loại hình nghệ thuật truyền thống của người Khmer

Là một trong những gia đình ở xa và gắn bó lâu dài tại Làng Văn hóa, gia đình nghệ nhân Lâm Thị Hương (huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng) ban ngày biểu diễn kịch Rô băm giới thiệu với du khách loại hình nghệ thuật truyền thống của người Khmer, buổi tối lại quây quần tự tay làm đạo cụ cho nghệ thuật Rô băm, rồi nguyên liệu làm cốm dẹp, bánh tét, bánh xèo để hôm sau bán cho du khách làm quà. Bà Hương cho rằng, tại không gian Làng Văn hóa chúng tôi không chỉ bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống tưởng như thất truyền của dân tộc mình, mà còn làm du lịch cộng đồng, đưa không gian văn hóa Khmer trở thành nơi thu hút du khách tới với “Ngôi nhà chung”.

Những năm qua Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam thực sự trở thành trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia, tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc anh em, giới thiệu với nhân dân trong nước và quốc tế.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu