Thứ bảy 28/12/2024 12:21

Kỳ vọng tìm kiếm nguồn hàng có giá cạnh tranh và ổn định từ Viet Nam International Sourcing 2023

Bà Emmy Jørgensen - Chủ doanh nghiệp Scanesia AS (Na Uy) đã chia sẻ về kỳ vọng khi tham gia Viet Nam International Sourcing 2023.

Thưa bà, xu hướng mua sắm và tiêu dùng đang có những thay đổi rõ rệt sau đại dịch Covid-19, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng quốc tế. Xin bà cho biết các xu hướng chính ở Na Uy hiện nay là gì?

Bà Emmy Jørgensen - Chủ doanh nghiệp Scanesia AS (Na Uy)

Có thể thấy, xu hướng mua sắm và tiêu dùng tại thị trường Na Uy sau đại dịch Covid-19 là thương mại điện tử tăng trưởng một cách chóng mặt. Người tiêu dùng cảm thấy mua sắm trực tuyến thuận tiện, dễ dàng, tiết kiệm thời gian, nhất là đối với gia đình có con nhỏ. Do đó, chúng tôi đã tăng cường nhập khẩu và bán hàng trong thời kỳ đại dịch và thậm chí còn nhiều hơn sau đại dịch.

Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp của Scanesia AS là gì? Để đáp ứng yêu cầu bán hàng tại các kênh phân phối tại Na Uy, hàng Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chí nào về chất lượng, quy trình sản xuất và giá cả, thưa bà?

This browser does not support the video element.

Điều quan trọng là nhà cung cấp phải tuân thủ và tìm hiểu kỹ các quy tắc của EU trước khi bắt đầu xuất khẩu. Nói cách khác, họ cần tuân thủ các quy định của EU để tránh những hậu quả không cần thiết có thể xảy ra như hàng bị trả lại và phải tái xuất ngược về các nước xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà cung cấp cần phải có hệ thống kiểm soát chất lượng như HACCP, ISO hoặc BRC.

Điều quan trọng nữa là nhà cung cấp phải đảm bảo thời hạn sản xuất và giao hàng đúng hạn, tránh chậm trễ để đảm bảo an toàn cho hậu cần của nhà nhập khẩu. Đặc biệt, Na Uy nói riêng và thị trường Bắc Âu nói chung có 4 mùa, đôi khi việc tiêu thụ hàng hóa sẽ khác nhau từ mùa này sang mùa khác.

Hiện nay, chúng tôi đang phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh ở khắp mọi nơi và hy vọng hàng hóa Việt Nam có thể giữ mức giá cạnh tranh và ổn định.

Scanesia AS là một trong những doanh nghiệp nhập khẩu hàng nông sản thực phẩm Á châu lớn nhất của Na Uy. Đây là một trong những doanh nghiệp trong đoàn doanh nghiệp của Bắc Âu đến Việt Nam tham dự Viet Nam International Sourcing 2023" vào tháng 9/2023.

Tại sao Scanesia AS lại chọn mua hàng từ Việt Nam? Bà có kỳ vọng gì khi tham dự Viet Nam International Sourcing 2023?

Chúng tôi đã mua hàng thực phẩm từ Việt Nam trong 10 năm qua. Nhưng trong 3 năm qua, chúng tôi đã tăng đáng kể các đơn đặt hàng từ Việt Nam vì sản phẩm của Việt Nam đã được cải tiến rất nhiều qua từng năm, từ việc thiết kế bao bì đến chất lượng sản phẩm.

Đối với chúng tôi, yếu tố lựa chọn quan trọng nhất là chất lượng và giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên tục tiếp thị, quảng bá những sản phẩm mà mình có ra nước ngoài.

Doanh nghiệp nhập khẩu kỳ vọng tìm kiếm nguồn hàng ổn định, giá cạnh tranh tại Việt Nam

Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng các phương tiện kỹ thuật số để tìm người mua mới. Chúng tôi đã liên hệ với một số nhà xuất khẩu Việt Nam, những người chỉ liên hệ với chúng tôi qua email và tiến hành giao dịch làm ăn sau đó. Khi tham dự Viet Nam International Sourcing 2023, chúng tôi hy vọng có thể tìm kiếm nguồn hàng có chất lượng, giá cả cạnh tranh và ổn định từ Việt Nam.

Xin cảm ơn bà!

Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu đã tiến hành quảng bá Viet Nam International Sourcing 2023 rộng rãi trên các kênh thông tin và chủ động, tích cực tìm kiếm, tiếp xúc, làm việc, vận động, mời các đoàn thu mua, doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối nước sở tại vào Việt Nam tham gia chuỗi hoạt động triển lãm, hội thảo trong khuôn khổ hội chợ.

Thương vụ dự kiến tổ chức đoàn thu mua với hơn 10 doanh nghiệp Bắc Âu về tham dự sự kiện lần này. Ngoài ra, đối tác mua hàng tiềm năng như IKEA, H&M dự kiến sẽ cử đại diện mua hàng của họ ở khu vực châu Á và ở Việt Nam tham dự sự kiện. Các doanh nghiệp Thuỵ Điển mong muốn được gặp gỡ giao thương tại Triển lãm với các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao, đã đạt các chứng chỉ quốc tế, ở các ngành hàng Việt Nam có thế mạnh như thực phẩm, dệt may, giày dép, đồ thể thao, đồ gia dụng và nội thất...

Phương Lan thực hiện
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa