Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Năm 2024 đi qua với nhiều thăng trầm, song, ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Bằng sự điều hành linh hoạt và các chính sách đúng đắn, Bộ Công Thương đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên cả lĩnh vực xây dựng chính sách pháp luật cũng như hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ tiêu dùng.

Ngành Công Thương năm 2024: Nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
Ngành Công Thương đạt nhiều thành tích năm 2024 (Ảnh: Cấn Dũng)

Tính chung 11 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi mạnh mẽ và trên diện rộng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, với 60/63 địa phương trên cả nước ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%, đóng góp 8,5 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Đây là động lực quan trọng dẫn dắt tăng trưởng kinh tế, cho thấy nỗ lực của ngành trong việc thúc đẩy sản xuất, khôi phục chuỗi cung ứng và hỗ trợ các ngành công nghiệp trọng điểm.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, một trong ba “chân kiềng” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, ngành Công Thương tiếp tục ghi dấu ấn khi kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2024 đạt gần 370 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng mạnh 20%, khu vực FDI tăng 12,4%. Nhập khẩu hàng hóa cũng tăng 16,4%, đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 715,55 tỷ USD, tăng 15,4%. Đặc biệt, cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu với mức 24,31 tỷ USD, khẳng định năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
Các lĩnh vực của Bộ Công Thương như điện lực nhận được sự quan tâm của báo chí (Ảnh: Cấn Dũng)

Việc tận dụng hiệu quả 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực tiếp tục mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu, tạo động lực cho tăng trưởng thương mại. Đáng chú ý, năm 2024 ghi dấu ấn quan trọng với việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và UAE. Đây được xem là dấu mốc lịch sử, mở ra cánh cửa lớn vào thị trường Trung Đông và châu Phi, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu vào những thị trường tiềm năng trong thời gian tới.

Nhìn lại một năm 2024, điểm nổi bật trong chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương phải kể đến công tác đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân - với mức tăng trưởng điện tính chung cả năm khoảng 12% - để đáp ứng cho sản xuất công nghiệp phục hồi ở mức cao, góp phần đưa tăng trưởng GDP 2024 đạt trên 7%. Mặc dù năm 2024 khu vực miền Bắc chưa có nguồn điện công suất lớn nào mới được đưa vào, nhưng đã không để xảy ra tình trạng căng thẳng nguồn cung điện như năm 2023.

Cùng với sự chủ động lên kế hoạch cung cấp điện cho cả năm, cho từng quý, từng tháng; ngành Công Thương đã tập trung cao độ cho việc triển khai xây dựng Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối cấp điện miền Bắc. Công trình được thi công xây dựng “thần tốc” trong rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng chỉ sau hơn 6 tháng đã hoàn thành, trở thành biểu tượng của sức mạnh niềm tin, sự quyết tâm và đoàn kết của cả hệ thống chính trị.

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
Nhà báo Nguyên Long (bên phải) trong một chương trình phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam (Ảnh: FB nhân vật)

Năm 2024 cũng là một năm ghi dấu ấn của ngành Công Thương trong vai trò cơ quan chủ trì soạn thảo, xây dựng chính sách, pháp luật. Luật Điện lực (sửa đổi) - đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ tháng 2/2025). Một số Nghị định của Chính phủ, như: Nghị định số 80/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn; Nghị định số 135/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ v.v. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, những chính sách có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, không thể phủ nhận rằng ngành Công Thương vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức. Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các thị trường khu vực, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu hay tình trạng dư thừa năng lực sản xuất trong một số ngành vẫn đang đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn…

Với tinh thần đổi mới và quyết tâm cao, Bộ Công Thương cũng đang tích cực triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức theo hướng tinh gọn bộ máy, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Là một phóng viên theo dõi ngành, tôi ghi nhận những nỗ lực, quyết tâm, không ngừng đổi mới của Bộ Công Thương trong năm 2024, và hi vọng một năm mới 2025 với những thành tích nổi bật hơn trong chỉ đạo, điều hành, góp phần đạt tăng trưởng GDP 8% như mục tiêu Chính phủ đã đề ra./.

Nhà báo Nguyên Long - Đài Tiếng nói Việt Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Theo ĐBQH Bùi Hoài Sơn, sau ngày thống nhất, văn hóa đã đóng vai trò cầu nối, giúp hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.
Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động