Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Phát triển điện hạt nhân: Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, hướng tới Net Zero Trình Quốc hội tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận Chính phủ chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, đặc biệt là tái khởi động các dự án Nhà máy Điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận, đang được xem xét như một chiến lược quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh hiện nay. Quyết sách này đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập, định hướng gần đây nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Bối cảnh năng lượng Việt Nam và sự cấp thiết của điện hạt nhân

Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, dự kiến tổng công suất hệ thống điện sẽ cần bổ sung khoảng 70 GW vào năm 2030 và từ 400-500 GW vào năm 2050.

Trong khi đó, các nguồn năng lượng truyền thống như than đá và thủy điện đã hạn chế về cả trữ lượng và có những tác động môi trường. Năng lượng tái tạo, dù phát triển mạnh mẽ, vẫn chưa đủ để đáp ứng một cách ổn định và lâu dài cho nền kinh tế đang phát triển nhanh.

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào sáng ngày 25/11. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Trước thực tế đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào sáng ngày 25/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: “Chúng ta nhìn thấy trước mắt là tình trạng thiếu hụt năng lượng ngay cả khi đã triển khai Quy hoạch điện VIII, vì vậy việc tái khởi động nghiên cứu sử dụng vấn đề điện hạt nhân hiện nay là rất cần thiết để chuẩn bị cho tương lai". Phát biểu này thể hiện sự nhất quán trong chính sách năng lượng của Đảng và Nhà nước, đồng thời mở ra cơ hội để đánh giá tiềm năng các dự án đã từng bị tạm dừng.

Điện hạt nhân, đã được chứng minh là nguồn cung cấp điện nền ổn định và chi phí sản xuất cạnh tranh, sẽ là giải pháp hợp lý để đa dạng hóa nguồn cung cấp điện và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

Trên thế giới, điện hạt nhân cũng đang nhận được sự chú ý trở lại. Đến tháng 8/2024, đã có 415 lò hạt nhân năng lượng vận hành, 62 lò đang được xây dựng tại 32 quốc gia. Thêm vào đó, 20 quốc gia khác đang xem xét triển khai điện hạt nhân để đáp ứng các mục tiêu về năng lượng và khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam tái khởi động chương trình điện hạt nhân không chỉ phù hợp với xu thế mà còn khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng công nghiệp năng lượng toàn cầu.

Tiềm năng và lợi thế

Một lợi thế của Việt Nam khi tái khởi động điện hạt nhân là Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 và 2, đã từng được khởi động từ những năm 2010 nhưng sau đó tạm dừng vào năm 2016. Trong quá trình thực hiện, các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về an toàn hạt nhân đã được bàn thảo, xem xét. Địa điểm xây dựng cũng được lựa chọn kỹ lưỡng (vị trí cao trình 12–15m so với mực nước biển) trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm từ sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima (Nhật Bản), đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi động đất hay sóng thần. Công nghệ hạt nhân thế hệ III+ như AES-2006, AP1000 và ATMEA1 được ưu tiên với các chỉ số an toàn vượt xa khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Đặc biệt, các nhà khoa học Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc nghiên cứu độc lập về địa chất và sự an toàn, chứng minh rằng các địa điểm được chọn tại Ninh Thuận là hoàn toàn phù hợp. Điều này cho thấy năng lực khoa học kỹ thuật trong nước đã sẵn sàng để tiếp cận công nghệ hiện đại, từ đó đảm bảo tính tự chủ trong việc phát triển năng lượng hạt nhân.

Theo các chuyên gia đánh giá, việc sử dụng các địa điểm đã được nghiên cứu ở Ninh Thuận để phát triển, xây dựng điện hạt nhân trong thời gian tới là rất thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm.

Tính đúng đắn trong bối cảnh hiện nay

Tái khởi động điện hạt nhân không chỉ là câu chuyện về năng lượng mà còn mang ý nghĩa chiến lược cho an ninh quốc gia. Thực tế, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều đã và đang gia tăng tỉ trọng năng lượng hạt nhân trong cơ cấu điện năng của mình để đối phó với các thách thức tương tự.

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam
Tái khởi động điện hạt nhân không chỉ là câu chuyện về năng lượng mà còn mang ý nghĩa chiến lược cho an ninh quốc gia. - Ảnh minh hoạ (IT)

Ngoài ra, việc tái triển khai dự án điện hạt nhân sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tiến xa hơn trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ hạt nhân không chỉ dừng lại ở sản xuất điện mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân.

Để đảm bảo thành công cho các dự án điện hạt nhân trong tương lai, Chính phủ cần tiếp tục duy trì cơ chế đặc thù, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, cần hình thành cơ quan chuyên trách để quản lý và triển khai dự án một cách bài bản. Đồng thời, cần đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về lợi ích và an toàn của điện hạt nhân, giảm thiểu các lo ngại không đáng có.

Quyết định tái khởi động điện hạt nhân chắn chắn sẽ là một bước đi mới giúp Việt Nam vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao, vừa thực hiện được cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; đồng thời là nền tảng để Việt Nam xây dựng một nền kinh tế xanh, hiện đại và bền vững trong tương lai.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...
Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế về kiến thức dẫn đến việc chưa tận dụng được các lợi ích mà tín dụng xanh, tài chính xanh mang lại.
Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

‘Cơn sốt’ vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' cho thấy, âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’ khi thị trường trong nước đang có nhu cầu và chịu chi lớn.
Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Các sản phẩm mới tại thị trường trong nước đã chứng minh ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể hòa vào chuỗi cung ứng thế giới, giúp phát triển nền kinh tế.

'Dẹp loạn' quảng cáo sai sự thật: 'Cuộc chiến' chưa hồi kết trên không gian mạng

"Dẹp loạn" quảng cáo sai sự thật đang là "cuộc chiến" nhức nhối trên không gian mạng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, môi trường kinh doanh.
Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Hà Nội từ nhiều năm nay vẫn đang loay hoay với việc giải bài toán chống ô nhiễm bụi mịn trong không khí nhưng xem ra tình hình có vẻ ít chuyển biến.
Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Nhiều người đánh giá, giờ để vào học đại học quá dễ dàng thông qua "cánh cửa" xét học bạ, nhưng hệ lụy làm giảm chất lượng sinh viên do hổng kiến thức căn bản.
Quỹ Tấm lòng Việt:

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Với sự đồng hành của Quỹ Tấm lòng Việt, những cô, cậu học trò nơi vùng quê khó khăn đã viết tiếp ước mơ đến trường, vươn lên trong học tập, thay đổi số phận.
Lòng yêu nước

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Qua những bài hát truyền thống được phối lại, nhiều bạn học sinh đã được truyền cảm hứng để bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ qua tiết mục trên sân trường.
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Đồng hành cùng người lao động nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các sáng kiến vào sản xuất, doanh nghiệp dệt may thu được nhiều lợi ích.
Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương 2024 đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả.
“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động, 18.800 ca tử vong do các bệnh bởi phơi nhiễm khói thuốc thụ động... là những con số nhức nhối!
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình.
Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Sáng 20/11, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống nhà trường và mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Vượt qua gia cảnh khó khăn, cô giáo Ksor H’Hiền (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt công việc chăm lo cho trẻ mầm mon.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi.
Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết làm nên thành công của Chủ nhiệm Bộ môn Động cơ, Khoa Máy bay - Động cơ, Trường Sĩ quan Không quân là luôn cơ động, linh hoạt trong công việc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động