Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD Xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD

TS Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương đã chia sẻ như vậy với phóng viên Báo Công Thương.

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025
TS Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương

Thưa ông, năm 2024 đang dần khép lại với những kết quả xuất nhập khẩu rất khả quan khi kim ngạch dần tiệm cận con số 800 tỷ USD. Ông nhận định gì về bức tranh của xuất nhập khẩu trong năm 2025?

Năm 2024 được coi là một năm thắng lợi của hoạt động xuất nhập khẩu khi nhu cầu thế giới đang dần hồi phục sau 2 năm khó khăn do dịch bệnh. Bên cạnh đó, giá nông sản tăng cao cũng giúp kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng. Đặc biệt, sự vào cuộc của các bộ ngành, trong đó đặc biệt là vai trò Bộ Công Thương trong xây dựng các chính sách gỡ khó cho doanh nghiệp; sự chuẩn bị kịp thời, bài bản của doanh nghiệp cũng giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.

Bàn đạp của năm 2024 sẽ tạo ra những động lực mới cho năm 2025. Theo đó, tôi cho rằng, năm 2025, xu hướng của thế giới là sẽ tiếp tục theo chiều hướng tích cực hơn, nhu cầu hàng hoá sẽ tiếp tục đi lên, tạo điều kiện cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu mạnh đến các thị trường.

Tuy nhiên, sự phục vụ chưa thể bền vững vì tình hình lạm phát trên thế giới còn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, tình hình chiến sự trên thế giới còn diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng đến hoạt động giao thương nói chung.

Chưa kể, việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ với những chính sách mới sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Bởi lẽ Tổng thống Donald Trump sẽ có những chính sách bảo vệ cho hàng sản xuất trong nước, đây là sẽ là khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hoá Việt.

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025
Xuất nhập khẩu nhiều ngành hàng khởi sắc (Ảnh: Cấn Dũng)

Câu chuyện hàng rào xanh đã được nhắc đến rất nhiều lần trong thời gian qua. Vậy ông đánh giá gì về những rào cản của xuất khẩu xanh đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam?

Gần đây, EU đã lùi lại thời gian áp dụng Luật Chống phá rừng của EU (EUDR). Thay vì áp dụng vào đầu năm 2025 thì Thỏa thuận đồng thuận xác định thời điểm luật có hiệu lực sẽ là ngày 30/12/2025 đối với các công ty lớn và ngày 30/6/2026 đối với các doanh nghiệp nhỏ. Theo đó, các doanh nghiệp lớn sẽ bắt đầu thực thi luật chống phá rừng vào cuối năm 2025 và doanh nghiệp vừa và nhỏ là giữa năm 2026.

Động thái này của EU cho thấy hàng rào xanh dựng lên cho hàng hoá nhập khẩu là xu hướng không thể đổi khác. Lý do của tình trạng này là do tình hình biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng gay gắt. EU đã trở thành thị trường đi đầu trên thế giới, dùng sức mạnh của nhà nhập khẩu để áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn xanh đối với hàng hoá nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp buộc phải coi đó là điều đương nhiên, cần thiết và buộc phải đáp ứng được vì đây là xu thế không thể đổi khác.

Theo đó, doanh nghiệp cần sử dụng các loại nguyên liệu có thể tái chế được để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu có thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của thị trường nhập khẩu.

Với chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí ban đầu như sử dụng thiết bị tiết kiệm điện, sử dụng nguyên liệu tái chế được. Nhưng về lâu dài sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp như giảm chi phí năng lượng, giảm giá thành. Nếu doanh nghiệp đạt chuyển đổi xanh càng sớm, sẽ càng tăng sức canh tranh của mình với các “đối thủ”.

Phòng vệ thương mại cũng được nhận định sẽ tiếp tục là xu hướng mà các thị trường dựng lên để bảo vệ hàng hoá nhập khẩu. Ông cho rằng, giải pháp nào sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua hàng rào phòng vệ thương mại trong thời gian tới?

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23. Ở chiều nhập khẩu, trong 30 nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 22 với 326 tỷ USD, chiếm 1,3% tỷ trọng nhập khẩu toàn cầu.

Như vậy, Việt Nam đã là một trong những cường quốc về xuất nhập khẩu và buộc phải coi hàng rào phòng vệ thương mại là điều bắt buộc phải đối diện trong hoạt động xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp phải sẵn sàng hồ sơ và sẵn sàng ứng phó nếu hàng hoá của mình không may bị vướng vào các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong cảnh báo sớm phòng vệ thương mại. Đây là hoạt động mà Bộ Công Thương đã làm tương đối tốt thời gian qua. Đồng thời, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Song song với đó, cơ quan chức năng cũng cần làm tốt việc bảo vệ hàng hoá trong nước, sẵn sàng kiện nếu như các nước có hành vi vi phạm ở nước ta. Phòng vệ thương mại thực hiện tốt cả trong và ngoài nước sẽ giúp mang lại sức cạnh tranh lớn cho hàng Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.
Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp qua góc nhìn một cán bộ thương vụ Bộ Công Thương từng công tác tại Mỹ cho thấy có nhiều kinh nghiệm quý.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng sẽ có một "cuộc cách mạng" tinh giản quy định để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển đột phá.
Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu 'không xong việc, thay người'

Từ khi Thủ tướng Chính phủ 7 lần thị sát, trực tiếp chỉ đạo, công trường đã bừng sức sống. Tối hậu thư được đưa ra: “Nếu không bảo đảm tiến độ thì thay người”.
Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần có cách quản trị mới. Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ kiến tạo không gian phát triển mới.
Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Thậm chí, nhiều người trăn trở về những thương hiệu thân thuộc gắn với địa phương sẽ mất đi...
Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn của Chính phủ nhận được sự đồng tình rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, phương án sáp nhập tỉnh, thành phố có biển với tỉnh trên các lưu vực sông sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế biển.
Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Theo Giáo sư Trần Ngọc Đường, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là tinh giản bộ máy mà còn nhằm tạo động lực mới cho phát triển.
Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Lựa chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là yếu tố hành chính mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Việc tạm dừng dự án xây mới, sửa chữa công sở để sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên các dự án đã cơ bản hoàn thành thì không nên tạm dừng.
Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Việc sáp nhập tỉnh, thành dù được cấp có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, được đại đa số nhân dân đồng thuận nhưng vẫn còn những tâm tư...
Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã là rất cần thiết. Việc này cũng là để phục vụ nhân dân và cái mới sẽ chắc chắn sẽ tốt hơn cái cũ...
Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của

Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của 'ý Đảng, lòng dân'

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã là cuộc cách mạnh tinh gọn bộ máy cần thiết, được nhân dân ủng hộ.
Cấp giấy phép hành nghề livestream,

Cấp giấy phép hành nghề livestream, 'phong sát' KOLs quảng cáo sai sự thật

Việc cấp phép hành nghề cho KOLs nhằm kiểm soát trách nhiệm, hạn chế quảng cáo sai sự thật, bảo vệ người tiêu dùng và tạo môi trường quảng bá minh bạch...
Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, tên mới sau sáp nhập tỉnh có thể trở thành một động lực thúc đẩy sự đoàn kết, tạo cảm hứng cho người dân hướng tới tương lai.
Sáp nhập tỉnh: Không nên ghép tên một cách cơ học

Sáp nhập tỉnh: Không nên ghép tên một cách cơ học

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã nhận được nhiều đồng thuận cũng như ý kiến đóng góp về việc này.
Xuất nhập khẩu: Điểm sáng khối doanh nghiệp trong nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng khối doanh nghiệp trong nước

Một trong những điểm sáng của hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2025 là khối doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì được thị phần và tốc độ tăng trưởng.
Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Cùng với đầu tư công, đầu tư tư nhân sẽ là yếu tố đẩy "bánh xe" kinh tế đi lên. Do đó, cần thêm cơ chế khuyến khích trong lĩnh vực này.
Xu hướng giá gạo xuất khẩu tăng chưa chắc chắn

Xu hướng giá gạo xuất khẩu tăng chưa chắc chắn

Thông tin giá gạo xuất khẩu nhích tăng trở lại đem lại niềm vui cho cả người trồng lúa và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đà tăng này chưa chắc chắn.
Nghị định số 40/2025/NĐ-CP: Bước ngoặt trong cải cách bộ máy Bộ Công Thương

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP: Bước ngoặt trong cải cách bộ máy Bộ Công Thương

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, là bước ngoặt trong cải cách bộ máy Bộ Công Thương.
Mobile VerionPhiên bản di động