Thứ ba 13/05/2025 22:50
Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Với tỷ lệ hộ nghèo ở nhiều vùng còn ở mức cao, lên tới 50%, cá biệt trên 60 - 70%. Ngày 6/1/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Dân tộc La Hủ (Mường Tè, Lai Châu) hiện còn 83,9% hộ nghèo - dẫn đầu về tỷ lệ hộ nghèo trong các dân tộc

Chủ trương lớn cần quyết tâm cao

Trên thực tế, nghèo đói ở nước ta phân bố không đều giữa các vùng miền và đối tượng. Chủ yếu tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi hải đảo và bãi ngang ven biển, trong đó hộ nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tại nhiều địa phương như huyện: Mù Cang Chải (Yên Bái), Mường Tè (Lai Châu), Mường Nhé (Điện Biên)… tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới trên 50% dân số.

Mặc dù giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, tuy nhiên, chính sách giảm nghèo lại đang bị chồng chéo, phân tán, thiếu tính hệ thống, nhiều chính sách chưa khuyến khích người nghèo tích cực vươn lên thoát nghèo. Trong khi đó, cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở các cấp còn nhiều hạn chế…

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, đồng thời tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống chính sách, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Với Chỉ thị số 01/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị chung tay vì người nghèo, với mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Theo đó, tập trung vào 3 nhóm chính sách: hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Ưu tiên người nghèo vùng đồng bào DTTS

Với tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước (dân tộc La Hủ có tới 83,9% hộ nghèo, Mảng 79,5%, Chứt 75,3%, Ơ Đu 66,3%, Khơ Mú 59,4%…), Chỉ thị số 01/CT-TTg dành nhiều ưu tiên dành cho người nghèo vùng đồng bào DTTS, nhằm cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Cùng với đó, gắn hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác với chính sách khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhân rộng mô hình giảm nghèo một cách có hiệu quả.

Cũng tại Chỉ thị số 01/CT-TTg , Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi; áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân; thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho địa phương, tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Tạo việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn.

Song song với việc đa dạng hóa nguồn vốn bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Địa phương nào để xảy ra hiện tượng tiêu cực, thất thoát lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn của chương trình, không hoàn thành kế hoạch được giao thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Phương Tú
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao