Thứ hai 23/12/2024 05:43

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022

Vượt qua những thách thức, kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm qua chuyển biến tích cực; công tác dân tộc cũng đạt được kết quả quan trọng...

Sáng ngày 4/1, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022; sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại điểm đầu cầu chính ở Hà Nội

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, hội nghị được tổ chức trong bối cảnh Chính phủ vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Báo cáo của Chính phủ nêu rõ năm 2022, tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, khó khăn hơn so với dự báo. Đời sống của người dân, trong đó có người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã cùng các cấp, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả lĩnh vực. Trong những kết quả chung, công tác dân tộc, chính sách dân tộc tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sát; các bộ, ngành Trung ương, địa phương tích cực phối hợp, tổ chức thực hiện góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đáng chú ý, năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ 2021 - 2025. Theo đó, các địa phương đã triển khai đồng bộ. Trong năm 2022, Ủy ban Dân tộc đã cùng 15 bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia đã hoàn thành 32/33 văn bản hướng dẫn; 60 văn bản trao đổi, quy trình… đây là cơ sở pháp lý để các địa phương triển khai có hiệu quả chương trình.

Báo cáo của Ủy ban Dân tộc về kết quả thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc năm 2022, cho thấy: Tính đến cuối năm 2022, cả nước có 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III.

Từ năm 2021, hầu hết các chính sách dân tộc được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Một số chính sách còn hiệu lực vẫn tiếp tục được triển khai thực hiện.

Tổng hợp báo cáo của 53 tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi và Ủy ban Dân tộc, việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc năm 2022 đã đạt được một số kết quả chủ yếu, như: Rà soát, hoàn thiện đề xuất phương án phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025; phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển còn lại chưa phân bổ. Thực hiện các công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia…

Bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2022 tại các địa phương cũng gặp không ít khó khăn, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong năm 2021; những tháng đầu năm 2022 và ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai đã tác động rất lớn đến việc thực hiện các chính sách dân tộc, chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Một số chính sách không có định mức kinh phí, định mức hỗ trợ (hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất...) nên không có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. Một số bộ, ngành chậm ban hành văn bản hướng dẫn hoặc hướng dẫn đã ban hành có một số nội dung chưa cụ thể, khó thực hiện, vì vậy các địa phương rất lúng túng trong công tác triển khai thực hiện; khó khăn trong việc thực hiện chế độ, chính sách tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2022, Ủy ban Dân tộc tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023, đó là: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác dân tộc.

Tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025, định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện chương trình.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện chương trình đúng tiến độ, hiệu quả.

Tập trung xây dựng các đề án, chính sách dân tộc trong trong Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2023 (gồm 7 đề án, chính sách).

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chương trình, chính sách dân tộc để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của chính sách giai đoạn 2021- 2025. Tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là các điểm nóng về an ninh trật tự, tình hình thiên tai, dịch bệnh, môi trường.... kiến nghị của cử tri liên quan đến việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc

Ngày 30/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045, gồm có 25 đề án, chính sách được các bộ, ban ngành triển khai. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng nhất về công tác dân tộc ngoài các Nghị quyết của Đảng và Kết luận 65 của Bộ Chính trị.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu