Thứ năm 08/05/2025 01:18

Hội chợ “Đặc sản Vùng miền Việt Nam” và Triển lãm “Mỗi làng một sản phẩm- OVOP”

Năm 2018, lần đầu tiên Hội chợ “Đặc sản Vùng miền Việt Nam” (Vietnam Local Specialities Fair) và Triển lãm “Mỗi làng một sản phẩm - OVOP” (One Village One Product) được tổ chức cùng thời gian và địa điểm với quy mô trên 400 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng được chọn lọc của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.  
Triển lãm “Mỗi làng một sản phẩm- OVOP” Hà Nội thu hút đông khách tham quan và các nhà nhập khẩu

Hai sự kiện trên được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm thương mại Mega Mall, Royal City- 72A Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, thời gian từ ngày 21 đến ngày 25/11/2018.

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam là sự kiện thường niên, do UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện. Sau bốn năm tổ chức thành công, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam đã trở thành sự kiện xúc tiến thương mại thực sự có uy tín cao, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp và địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản với người tiêu dùng Hà Nội cũng như tham gia chuỗi cung ứng- tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô và phục vụ xuất khẩu.

Những mặt hàng đặc sản vùng miền đồng thời là những mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ có mặt ở Hội chợ đặc sản vùng miền gồm gạo, tôm, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều… với tên tuổi của Gạo Hoa sữa, gạo sán cù, gạo rươi…đến từ nhiều tỉnh thành như Cà Mau, Lào Cai…. Các sản phẩm tôm trứ danh của đồng bằng Sông Cửu Long cũng được giới thiệu như tôm khô Cà Mau. Chè là mặt hàng rất phổ biến tại hội chợ với tên tuổi của Chè Thái nguyên, chè san tuyết Tà Xùa, Suối Giàng, Phìn Hồ… cùng các sản phẩm Cà phê trứ danh, từ cà phê Arabica của Lâm Đồng đến cà phê Robusta của Đăk Lăk …

Bên cạnh đó, không thể không nói tới các sản phẩm chủ lực khác như Hạt tiêu sọ Phú Quốc, tiêu Tiên Phước, hạt điều rang Bình Phước, Thanh long Bình Thuận…, những sản phẩm đem lại niềm tự hào cho người tiêu dùng về tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm đặc sản của Việt Nam.

Sau 4 năm tổ chức, Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam đã khẳng định vị trí là hội chợ hàng đầu giới thiệu các sản phẩm đặc sản chất lượng cao từ mọi miền đất nước đến với các kênh phân phốii và người tiêu dùng Hà Nội.

Năm nay, hàng của trên 20 làng nghề tiêu biểu của Thành phố. Không gian trưng bày mang đậm giá trị văn hóa và nghệ thuật của các vùng miền, làng nghề. Bà Nguyễn Thị Mai Anh- Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội- cho biết, các sản phẩm được giới thiệu tại Hội chợ là đặc sản đặc trưng của các vùng miền Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, có giấy chứng nhận VSATTP, mẫu mã bao bì đẹp, có tiềm năng xuất khẩu,... phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và làm quà tặng.

Đáng chú ý, các hoạt động trình diễn kỹ thuật sản xuất hàng hóa được tổ chức liên tục trong thời gian hội chợ. Với không gian văn hóa đậm nét truyền thống của dân tộc Việt Nam được tổ chức hằng đêm trong suốt kỳ Hội chợ với các không gian thưởng trà Việt; không gian đặc sản và văn hóa 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long; biểu diễn nghệ thuật làm bánh dân gian; không gian đặc sản và văn hóa Tây Bắc; văn hóa cồng chiêng... Lần đầu tiên, các trang phục truyền thống của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia được thể hiện rõ nét tạo nên một không khí lễ hội vùng miền thực sự trong kỳ hội chợ.

Ngoài ra, Hội chợ có sự tham gia của các gian hàng thuộc chương trình OCOP (One Commune One Product- Mỗi xã một sản phẩm); đồng thời, không gian bán hàng di động là một điểm nhấn để phát triển kênh bán lẻ các sản phẩm đặc sản và quà tặng cho thị trường trong nước trong tương lai.

Đặc biệt, khu Triển lãm “Mỗi làng một sản phẩm- OVOP” được tổ chức với quy mô khoảng 2.000-2.500m2 được thiết kế, trang trí thành các Khu không gian làng nghề truyền thống Hà Nội, phối hợp cùng tiểu cảnh thể hiện đặc trưng của các làng nghề Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước. Các khu không gian sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm kết hợp với trình diễn sản phẩm của các nghệ nhân làng nghề, kể các câu chuyện về sản phẩm của các làng nghề truyền thống Hà Nội.

Bên cạnh các Khu không gian trình diễn các sản phẩm Làng nghề là các Khu các gian hàng được thiết kế đặc biệt để giới thiệu và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng quà tặng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu, thiết kế mới, có mẫu mã đẹp- bà Nguyễn Thị Mai Anh cho hay.

Lê Kim Liên
Bài viết cùng chủ đề: đặc sản vùng miền

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại