Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, bên cạnh các tác động tích cực, phương thức bán hàng trực tiếp tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm phạm tới quyền lợi người tiêu dùng.
Nỗ lực duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Sở Công Thương Thái Nguyên tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tổng đài 1800.6838 giải quyết nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng

Khái niệm mới trong hệ thống pháp luật của Việt Nam

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ xưa đến nay luôn là yếu tố song hành với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và phát triển của tổ chức, cá nhân kinh doanh nói riêng. Bởi lẽ, xem xét tới gốc rễ vấn đề, doanh nghiệp chỉ phát triển được khi "giữ chân" được khách hàng cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường.

Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức khác nhau để phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng: trực tiếp hoặc thông qua các bên phân phối trung gian. Trên thực tế ở nước ta, bên cạnh các kênh phân phối hàng hóa của những tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối hàng hóa hợp pháp thì còn nhiều tình trạng tổ chức, cá nhân sử dụng trái phép các địa điểm công cộng làm nơi tiến hành các giao dịch bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Hệ quả là có không ít sản phẩm, hàng hóa giao dịch thuộc nhóm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; chất lượng sản phẩm không được đảm bảo; doanh nghiệp không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của mình; và cuối cùng người tiêu dùng không được đảm bảo quyền lợi theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch mua bán hàng hóa thông qua phương thức bán hàng trực tiếp” do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện, bán hàng trực tiếp vẫn còn một khái niệm mới trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Từ trước khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được ban hành ngày 20/6/2023 thì hầu như chưa có quy định pháp luật nào ở nước ta đề cập đến khái niệm hoặc thuật ngữ về bán hàng trực tiếp.

Tuy vậy, căn cứ thực tiễn, bán hàng trực tiếp đã trở nên thông dụng ở nhiều nước, đặc biệt đã tồn tại, phát triển và có lịch sử lâu đời ở nhiều nước phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả những nước, vùng lãnh thổ đang phát triển trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc); đồng thời, từ kinh nghiệm và quy định pháp lý của các nước trên thế giới, bán hàng trực tiếp (direct selling) là một phương thức bán hàng hóa trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua các địa điểm không phải là các cửa hàng bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp, thay vào đó, người bán hàng có thể bán hàng tại nhà, tại nơi làm việc, hoặc bán theo hình thức trực tuyến,…

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là người bán hàng có thể bán hàng tại nhà, hoặc bán theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Quốc Hưng

Có rất nhiều cách khác nhau để triển khai phương thức bán hàng trực tiếp, bao gồm: Bán hàng trực tiếp một cấp (Single - level direct sales); Bán hàng đội, nhóm (Host or party - plan sales); Bán hàng đa cấp (Multi-level marketing). Cụ thể, bán hàng trực tiếp một cấp là hình thức bán hàng một - một (người bán hàng - người tiêu dùng) thông qua hình thức thuyết trình tận cửa hoặc tận nơi (door-to-door or in-person presentations), gặp gỡ trực tuyến (online meetings), hoặc thông qua danh mục hàng hóa. Với hình thức này, thông thường, thu nhập của người bán hàng chính là hoa hồng bán hàng, phụ thuộc vào doanh thu mục tiêu mà người đó đạt được.

Trong khi đó, bán hàng đội, nhóm được thực hiện với hình thức đội, nhóm, thường thực hiện bán hàng qua các buổi họp hoặc thuyết trình bán hàng đội, nhóm diễn ra tại nhà của người bán hàng hoặc nhà của khách hàng tiềm năng. Đây là một trong những phương thức phổ biến nhất của hình thức bán hàng trực tiếp. Bán hàng đội nhóm thường được tổ chức thông qua một sự kiện, thường dưới hình thức “tiệc tại gia” (home party), nơi những người bán hàng tư vấn về sản phẩm cho khách hàng.

Còn bán hàng đa cấp là phương thức bán hàng dựa trên hệ thống người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, được thực hiện với nhiều dạng thức khác nhau, trong đó bao gồm tích hợp cả bán hàng một cấp và bán hàng đội nhóm. Thu nhập của người bán hàng trong hệ thống bán hàng đa cấp là hoa hồng dựa trên doanh thu bán hàng của chính người đó và hoa hồng dựa trên doanh thu được tạo ra bởi những người bán hàng khác trong hệ thống thuộc hệ thống tuyến dưới của người đó (những người do chính người bán hàng đó tuyển dụng vào hệ thống bán hàng).

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đôi lúc, thuật ngữ “bán hàng trực tiếp” bị sử dụng một cách nhầm lẫn khi bị đánh đồng với “bán hàng đa cấp” hay “tiếp thị mạng lưới”. Tuy nhiên, những thuật ngữ này là hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau, bởi bán hàng đa cấp và tiếp thị mạng lưới chỉ là các dạng khác nhau của bán hàng trực tiếp, không phải tất cả các hệ thống bán hàng trực tiếp đều có liên quan tới bán hàng đa cấp.

“Ví dụ, trong hình thức bán hàng một cấp, người bán hàng chỉ được nhận hoa hồng từ doanh thu bán hàng của chính bản thân họ, trong hình thức bán hàng này không diễn ra việc tuyển dụng các thành viên bán hàng khác vào mạng lưới, đồng thời người bán hàng cũng không nhận được hoa hồng từ doanh thu của những người bán hàng khác” - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nêu.

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp
Bên cạnh các tác động tích cực, phương thức bán hàng trực tiếp tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm phạm tới quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh minh họa

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, phương thức bán hàng trực tiếp mang lại nhiều lợi ích, giúp người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu khi lựa chọn mua sắm hàng hóa, dịch vụ như: Cung cấp thông tin đa dạng, điển hình như phương thức bán hàng đa cấp, người tiêu dùng được nhà phân phối không chỉ giới thiệu sản phẩm, mà còn thông tin bổ ích khác liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm, các chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt lành mạnh… Từ đó, người tiêu dùng nắm rõ thông tin sản phẩm để đưa ra quyết định cuối cùng.

Ngoài ra, bán hàng trực tiếp còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, chi phí để tiếp cận nguồn hàng hóa, dịch vụ. Bởi hàng hóa được bán trực tiếp tới người tiêu dùng, nên người tiêu dùng không cần phải di chuyển về mặt vật lý để tiếp cận nguồn hàng hóa, dịch vụ, từ đó tiết kiệm chi phí cũng như thời gian. “Đặc biệt, trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, việc cung cấp hàng hóa trực tiếp tới người tiêu dùng đã giúp người tiêu dùng vừa thỏa mãn nhu cầu bản thân vừa đảm bảo giãn cách theo quy định của cơ quan nhà nước” - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho hay.

Bên cạnh các tác động tích cực, bán hàng trực tiếp cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm phạm tới quyền lợi người tiêu dùng như việc cung cấp thông tin không đầy đủ hay phát sinh những hành vi quấy rối người tiêu dùng, thông tin người tiêu dùng không được bảo mật an toàn, đặc biệt là vấn đề khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm, chính sách bảo hành cũng như tranh chấp phát sinh sẽ không được đảm bảo,…

Về pháp luật quản lý loại hình kinh doanh này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, bán hàng trực tiếp mới được đề cập tới trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023. Tuy nhiên, pháp luật chưa phân loại chi tiết việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong từng lĩnh vực cụ thể, từng nhóm hàng hóa, sản phẩm nhất định hay từng phương thức bán hàng khác nhau.

Tương tự, Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mới dừng ở việc quy định về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Do vậy, giao dịch mua bán hàng hóa thông qua phương thức bán hàng trực tiếp hiện nay vẫn còn nhiều lỗ hổng, tiềm ẩn nhiều yếu tố và hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trước thực trạng đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã kiến nghị, đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, kiến nghị đưa ra theo từng nhóm chủ thể riêng biệt, với doanh nghiệp, kiến nghị nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; xây dựng, áp dụng hoặc thực hiện các bộ quy chuẩn đạo đức kinh doanh công khai, minh bạch, trung thực, vì người tiêu dùng và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý và người tiêu dùng; nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với người tiêu dùng của các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp; tham gia các Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng, tạo sự lan tỏa của Chương trình này trong cộng đồng doanh nghiệp bán hàng trực tiếp.

Với cơ quan quản lý nhà nước, nhóm nghiên cứu kiến nghị nâng cao quyết tâm chính trị trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cấp ủy và chính quyền; nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cơ quan nhà nước có liên quan; nâng cao hoạt động của các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Hiệp hội ngành hàng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về bán hàng trực tiếp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và kiểm soát hành vi bán hàng trực tiếp để đảm bảo tính thống nhất, khả thi; hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện Chương trình Doanh nghiệp vì Người tiêu dùng; khuyến khích, khích lệ các doanh nghiệp tham gia, hưởng các cam kết doanh nghiệp vì người tiêu dùng, sản xuất - tiêu dùng xanh, bền vững; tạo sự lan tỏa, hưởng ứng trong cộng đồng kinh doanh và xã hội.

Với người tiêu dùng, nhóm nghiên cứu kiến nghị tăng cường hiểu biết về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiến thức về tiêu dùng an toàn, thông minh, bền vững; xây dựng cơ chế tự vệ cho người tiêu dùng; đảm bảo khả năng tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua các thiết chế tài phán; khuyến khích, thúc đẩy người tiêu dùng thực hiện các phong trào, phương châm, khẩu hiệu trong tiêu dùng an toàn, lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích người tiêu dùng giám sát doanh nghiệp thực hiện các chương trình vì người tiêu dùng; kịp thời phản hồi, có ý kiến góp ý tới các cơ quan chức năng đối với hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của các doanh nghiệp.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường

Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Shopee 11.11: Chuỗi livestream

Shopee 11.11: Chuỗi livestream 'khủng' nhất năm cùng cơ hội trúng 100 xe máy VinFast

Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN, vượt trội chi tiêu ở nước ngoài

Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN, vượt trội chi tiêu ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

Vì sao lựa chọn sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh chưa phải là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng?

Vì sao lựa chọn sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh chưa phải là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng?

Thương mại trực tuyến qua livestream bùng nổ khi người tiêu dùng Việt tìm kiếm trải nghiệm mua sắm

Thương mại trực tuyến qua livestream bùng nổ khi người tiêu dùng Việt tìm kiếm trải nghiệm mua sắm

Hàng hóa Nga mở rộng thị trường tiêu dùng tại Việt Nam

Hàng hóa Nga mở rộng thị trường tiêu dùng tại Việt Nam

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

UNIQLO giới thiệu loạt sản phẩm Thu Đông thiết yếu trong không gian trưng bày độc đáo

UNIQLO giới thiệu loạt sản phẩm Thu Đông thiết yếu trong không gian trưng bày độc đáo

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Bùng nổ ưu đãi với các gói cước dài kỳ từ MobiFone

Bùng nổ ưu đãi với các gói cước dài kỳ từ MobiFone

Công nghệ TPA của Airdog: Bước đột phá trong cuộc cách mạng làm sạch không khí

Công nghệ TPA của Airdog: Bước đột phá trong cuộc cách mạng làm sạch không khí

Hân Korea và hành trình chinh phục lòng tin khách hàng

Hân Korea và hành trình chinh phục lòng tin khách hàng

Đại siêu thị Co.opXtra mở rộng mạng lưới tại TP. Hồ Chí Minh

Đại siêu thị Co.opXtra mở rộng mạng lưới tại TP. Hồ Chí Minh

Colusa - Miliket: Hành trình xanh từ những sợi mì

Colusa - Miliket: Hành trình xanh từ những sợi mì 'đơn tính năng'

Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Xem thêm