Thứ hai 12/05/2025 13:14
​Mô hình tưới tiết kiệm nước

Giúp tăng năng suất, giảm chi phí

​Tại Đồng Nai đang hình thành những vùng chuyên canh nông sản năng suất, kết hợp với việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Trong đó, tưới nước cho cây trồng bằng hệ thống tưới tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình tưới nước tiết kiệm ở vườn tiêu

Từ mô hình mới

Mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây ăn trái và cây lâu năm ở Đồng Nai khởi điểm từ gần chục năm nay, song khoảng vài ba năm trở lại đây được các nhà vườn trong địa phương này áp dụng rộng rãi. Hệ thống tưới nước tiết kiệm này đa số được lắp đặt cho các cây trồng lâu năm và cây ăn trái như hồ tiêu, xoài, bưởi, cà phê, sầu riêng... Ngoài ra, nhiều hộ nông dân còn áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm lắp đặt thêm một số đường ống làm giàn tưới phun cho rau, bưởi. Kết quả chỉ sau một năm bỏ vốn đầu tư, các hộ đã thu hồi vốn và có lãi cao.

Với tình trạng hạn hán ngày một khắc nghiệt, việc lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm ở Đồng Nai đã giúp nông dân tiết kiệm từ 30 - 50% lượng nước tưới và chi phí nhiên liệu, điện. Đồng thời, giảm 60% công lao động làm bồn, tưới nước và bón phân và giảm 20% lượng phân bón, tăng 30% năng suất, chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm tăng. Ngoài tiết kiệm công, nguyên liệu đầu vào, nước tưới, cây trồng ít sâu bệnh, việc lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho các vườn cây trồng mới ở Đồng Nai còn có ưu điểm rút ngắn được thời gian sinh trưởng.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai, mức đầu tư cho hệ thống tưới nước tiết kiệm khoảng 10 - 15 triệu đồng/héc-ta và có thể duy trì cho việc tưới nước trên 5 năm. Chỉ cần các nhà vườn thu hoạch trúng 1 năm/héc-ta cây trồng đã có thể bù đắp được chi phí lắp đặt nói trên.

... đến chính sách hỗ trợ bà con

Nhiều địa phương ở Đồng Nai đã thành lập các câu lạc bộ trồng cây năng suất cao áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Điển hình như Câu lạc bộ Hồ tiêu năng suất cao ấp 6, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc. Câu lạc bộ này đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trên cây hồ tiêu và đem lại hiệu quả thiết thực. Hay như Tổ hợp tác cây chôm chôm, huyện Thống Nhất xã Hưng Lộc, được hỗ trợ 30% chi phí, toàn bộ diện tích trồng chôm chôm của tổ hợp tác đều lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm. Từ khi có hệ thống tưới tiết kiệm, năng suất chôm chôm lên từ 18 tấn lên 25 tấn/héc-ta, chôm chôm tăng loại một chiếm đến 90%. Đặc biệt, với hệ thống này, các thành viên tổ hợp tác dễ dàng xử lý ra hoa trái vụ do chủ động được nước tưới nên giá bán cao hơn so với giá chôm chôm chính vụ hơn 10.000 đồng/kg.

Để giúp người nông dân lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định về Chương trình Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp kèm theo các khoản hỗ trợ cho nông dân. Theo đó, các cây trồng như: cà phê, tiêu, xoài, sầu riêng và một số cây trồng khác được xác định là cây trồng chủ lực. Khi nông dân tham gia trồng mới, tỉnh Đồng Nai hỗ trợ 100% kinh phí mua cây giống chất lượng cao, 30% kinh phí đầu tư cho ba gói là lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong vòng 5 năm.

Tỉnh cũng đẩy mạnh việc áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất. Trên địa bàn tỉnh hiện có 100% diện tích ngô và lúa sử dụng các giống lai, giống mới cho phẩm chất, năng suất cũng như chống chịu sâu bệnh cao. Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai cũng đã hình thành được các vùng chuyên canh cây trồng. Các khâu từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã được liên kết với nhau khá chặt chẽ, dần dần khắc phục được sự bấp bênh cho đầu ra nông sản.

T.L
Bài viết cùng chủ đề: tiết kiệm nước

Tin cùng chuyên mục

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức