Chủ nhật 11/05/2025 14:36
Già làng, người uy tín tham gia phòng, chống dịch COVID-19

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà”

Bền bỉ những bước chân, kiên trì giải thích… , hơn 1 năm nay, các già làng, người uy tín ở các thôn bản vùng cao đã góp quần tích cực vào việc giúp bà con hiểu hơn về sự nguy hiểm của con vi rút Sars-Cov-2 cũng như cách phòng tránh để con vi rút đáng sợ này không len lỏi vào thôn, bản.

Thôn Coóc Mò, xã Minh Sơn (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) tiếp giáp với các thôn có dịch COVID-19 nhưng từ đầu tháng 5/2021 đến nay, thôn chưa ghi nhận ca nhiễm nào. Có được kết quả này là nhờ công tác phòng, chống dịch được thôn Coóc Mò duy trì rất tốt. Và một trong những người đặc biệt tích cực với công tác phòng, chống dịch ở thôn là ông Lâm Văn Mậu - người có uy tín của thôn. Cùng với các thành viên trong Tổ COVID-19, ông Mậu tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà” đồng thời, lồng ghép cách phòng, chống dịch bệnh trong các buổi họp thôn để bà con hiểu rõ. Nhìn ông lão tuổi đã cao nhưng vẫn hết lòng với việc thôn, xóm, bà con trong thôn rất trân trọng. Từ đó chấp hành tốt các quy định mà thôn xóm đề ra cũng như những chỉ dẫn của ngành Y tế mà ông Mậu và Tổ COVID-19 cộng đồng đã hướng dẫn.

Già làng, người có uy tín góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền phòng, chống dịch

COVID-19 tại các thôn bản

Ngay khi biết tin thôn Nước Bung (thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) sẽ thành lập Tổ COVID-19 cộng đồng của thôn, già làng Trần Đình Yêm xung phong tham gia. Chỉ một thời gian ngắn, người trong thôn đã quen thuộc với hình ảnh già làng đã hơn 70 tuổi, cầm theo xấp giấy có in nội dung 5K đến từng hộ gia đình vừa phát vừa giải thích: “5K là gì, vì sao phải thực hiện 5K”? Đặc biệt, với những gia đình có người thân đi làm ăn xa trở về, già làng Trần Đình Yêm nhanh chóng có mặt, lựa lời để động viên người trở về đi khai báo y tế, kiểm tra sức khỏe; có gia đình trong thôn định tổ chức cưới nhưng thấy tình hình dịch bệnh COVID-19 đang căng, già làng Trần Đình Yêm liền đến động viên, phân tích cho gia đình hiểu để tạm dừng việc tổ chức cưới. Mỗi ngày một chút, mưa dầm thấm lâu, đến nay, mỗi khi ra đường, người dân thôn Nước Bung đã quen với việc đeo khẩu trang; hạn chế đến nơi đông người, rửa tay với xà phòng. Với họ, sự xuất hiện của già làng Trần Đình Yêm cùng Tổ COVID-19 đã giúp họ hiểu hơn về sự nguy hiểm của con vi rút đang làm bao người trên thế giới ốm đau, chết chóc, từ đó biết sợ, biết đề phòng để tránh xa con vi rút này. Bởi nếu không may xảy ra dịch bệnh ở thôn, thì không chỉ khổ cho một nhà mà cả thôn, cả xã đều bị ảnh hưởng.

Với anh Ma Bảo, người uy tín ở buôn Thu, xã Ea Trol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) thì việc tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong các buổi đi xuống buôn làng. Đi đến đâu, Ma Bảo cũng nhắc nhở, hướng dẫn mọi người đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay với xà phòng để phòng dịch bệnh. Cá nhân Ma Bảo còn thường xuyên theo dõi, kiểm soát khi có người lạ ra, vào buôn; nhắc nhở mọi người hạn chế ra ngoài nếu không có việc cần thiết; tự giác đến xã khai báo y tế nếu bị ho, sốt hoặc mới đi từ vùng dịch trở về địa phương; động viên những người cần đi cách ly tập trung hoặc nằm trong khu vực bị phong tỏa cần nghiêm túc thực hiện quy định của Nhà nước. “Bà con mình còn nghèo, khó khăn lắm, nếu để dịch bệnh xảy ra thì sẽ rất khổ - không chỉ một người, mà khổ cả buôn làng” - anh Ma Bảo chia sẻ.

Người có uy tín Lâm Văn Mậu, già làng Trần Đình Yên, người có uy tín Ma Bảo kể trên chỉ là 3 trong số hàng nghìn già làng, người có uy tín trong cả nước đang tham gia cùng địa phương tuyên truyền phòng, chống COVID-19. Với việc chung sức cùng các Tổ COVID-19 cộng đồng, những già làng, người có uy tín đang trực tiếp tham gia giám sát những trường hợp cách ly tại nhà, quan tâm, nhắc nhở những người trở về từ vùng dịch, hoặc có tiếp xúc với F1, F2 đến khai báo y tế… Bằng uy tín và tinh thần nhiệt huyết, hết lòng vì thôn, bản, các già làng, người có uy tín đã góp phần không nhỏ để người dân tin tưởng tuyệt đối, không hoang mang, không chủ quan trước dịch bệnh, sẵn sàng chấp hành mọi chỉ đạo của các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống dịch.

Tú Phương

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê