Thứ bảy 19/04/2025 12:10

Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 18/4/2024, Hội nghị vinh danh 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội nghị tuyên dương các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóatruyền thống của dân tộc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (VHTTDL), Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh: Việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, phát triển đất nước. Trong đó, các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín của các dân tộc thiểu số chính là những hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc vận động, trao truyền cho con em mình, đồng bào mình bảo tồn kho tàng văn hóa quý báu của dân tộc.

Vinh danh các già làng trưởng bản, nghệ nhân trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy khẳng định, hội nghị là dịp chúng ta cùng nhau tôn vinh, biểu dương sự sự đóng góp của các chủ thể văn hóa đang gìn giữ phát huy, lan tỏa truyền dạy kiến thức văn hóa truyền thống, văn nghệ dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín là những người gắn kết cộng đồng “giữ lửa” ở các bản làng, phum sóc trao truyền cho các thế hệ tương lai của đất nước.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Hội nghị

Thông qua hội nghị lần này, Thứ trưởng Bộ VHTTDL mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý, đề xuất các giải pháp thiết thực, phù hợp với dân tộc mình của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, các giá trị văn hóa của đồng bào được bảo tồn, phát huy, góp phần trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước gắn với các nội dung như: Xác định các nội dung văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, phục dựng, giữ gìn; lựa chọn ưu tiên trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; xác định hình thức, giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong đời sống của cộng đồng và đời sống xã hội; đề xuất cơ chế đặc thù để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc từ Trung ương đến cơ sở…

Trên cơ sở đó, Bộ VHTTDL sẽ lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý, kiến nghị. Từ đó, nghiên cứu, đề xuất các chính sách, xây dựng nội dung, giải pháp bảo tồn cụ thể, thiết thực; từng bước xây dựng trình ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để bảo tồn văn hóa các dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, tránh nguy cơ bị mai một, phai nhạt bản sắc dân tộc. Đồng thời, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào, giúp đồng bào ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc của chính mình, góp phần ổn định, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới.

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín đã trình bày tham luận tại Hội nghị

Tại hội nghị các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín đã trình bày tham luận, cùng nhau trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm hay, những giải pháp tốt. Đồng thời đề xuất kiến nghị trong thực hiện công tác bảo tồn gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL

Cũng nhân dịp này, 57 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: già làng

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí

Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân ghi danh di sản thế giới

Đề nghị giữ nguyên tên gọi khu du lịch quốc gia sau sáp nhập

Việt Nam đăng cai giải bóng chuyền nữ Quốc tế 2025

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ Tổ Hùng Vương: Tự hào cội nguồn, vững bước tương lai

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm lãnh đạo các cục, vụ

Quảng bá du lịch Việt Nam qua truyền thông Trung Quốc

Triển lãm ảnh 'Văn học, nghệ thuật Cần Thơ' gây ấn tượng

Nam Định chính thức mở lễ hội Phủ Dầy lớn thứ 5 cả nước

Phú Thọ: Kể câu chuyện ‘Văn hóa Hùng Vương’ qua hơn 300 hiện vật

Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu 'Thời đại Hùng Vương'

Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ