Thứ sáu 22/11/2024 10:10

Đầm Hà (Quảng Ninh): Xa rồi những ngày gian khó…

Đầm Hà là huyện miền núi nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh. Cùng với đời sống, kinh tế đang phát triển từng ngày, đồng bào DTTS ở Đầm Hà vẫn giữ được cho mình những nét văn hóa độc đáo; góp phần tạo nên sức cuốn hút riêng có cho Đầm Hà.

Huyện Đầm Hà có tổng dân số là 41.247 người, gồm 9 thành phần dân tộc, với đồng bào DTTS là 12.733 người – chiếm 30,8% dân số toàn huyện. Trong đó, người Dao, Sán Chỉ, Tày, Sán Dìu là các DTTS có dân số đông hơn, đã sinh sống lâu đời và cư trú thành các thôn, bản tập trung ở các xã Quảng Lâm, Quảng Tân, Quảng An… Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng với nét sinh hoạt văn hóa, tập quán độc đáo.

Con đường đẹp như dải lụa dẫn vào thôn làng của đồng bào Dao Thanh Phán

Năm 2016, tỉnh Quảng Ninh triển khai phong trào thi đua “Phấn đấu đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành các mục tiêu Chương trình 135” – khi đó Đầm Hà có 3 xã thuộc Chương trình 135, 19 thôn đặc biệt khó khăn; thu nhập của người dân xã 135 mới đạt trung bình 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 10,12%, phong tục tập quán của người dân còn lạc hậu, sản xuất manh mún, chủ yếu là tự cung, tự cấp.

Chị em phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn tự may thêu và mặc trang phục truyền thống hàng ngày

Sau 5 năm triển khai chương trình, đến nay, huyện Đầm Hà đã có 3 xã hoàn thành Chương trình 135, 19 thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; thu nhập, đời sống của người DTTS tăng 2,9 lần so với năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,32%.

Cây quế giúp bà con các xã vùng cao nâng cao thu nhập

Trong số các DTTS đang sinh sống ở Đầm Hà, người Dao Thanh Phán không chỉ chiếm số lượng đông đảo mà hơn thế, đây còn là dân tộc vẫn duy trì được nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống với trang phục rực rỡ sắc màu. Nhân dịp chuyến công tác lên với huyện Đầm Hà, phóng viên Chuyên đề DTTS và Miền núi Báo Công Thương xin giới thiệu với bạn đọc những hình ảnh thật đẹp về người Dao Thanh Phán ở địa phương này.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống