Thứ sáu 15/11/2024 06:22

Đắk Lắk nghiên cứu cà phê theo hướng 'đặc sản', giá trị cao

Đắk Lắk cần hướng tới các dự án có tính khả thi cao, nghiên cứu lựa chọn sản phẩm cà phê cao cấp theo hướng “đặc sản” mang tính thương hiệu, có giá trị cao, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Đó là nhấn mạnh của ông Bùi Văn Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk tại buổi làm việc với Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) ngày 30/8.

Những năm qua, WASI đã thực hiện các nhiệm vụ khoa học thực hiện chung với các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Trong đó, tập trung nghiên cứu tổng thể các biện pháp kỹ thuật về cây trồng gồm: giống, canh tác, bảo vệ thực vật, quản lý sản xuất nhằm phát triển bền vững những cây trồng chủ lực trên địa bàn như cà phê, ca cao, hồ tiêu, bơ, mắc ca, điều, sầu riêng, mít …

Đến nay, WASI đã chọn lọc được 10 giống cà phê vối có năng suất cao và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống chính thức. Ngoài ra WASI còn chọn lọc được 2 giống cà phê vối chín muộn, do thời gian chín vào mùa khô rất thuận lợi cho việc thu hoạch và chế biến sản phẩm. Đặc biệt, hiện nay WASI đã làm chủ công nghệ nhân giống cà phê nuôi cấy mô và đã sản xuất cây giống cà phê nuôi cấy mô cung cấp cho sản xuất đại trà.

Ông Bùi Văn Cường đánh giá cao những đóng góp của WASI trong việc nghiên cứu, tạo ra những giống cây trồng chất lượng cao.

Ông Bùi Văn Cường đánh giá cao những đóng góp của WASI trong việc nghiên cứu, tạo ra những giống cây trồng chất lượng cao. Đồng thời ông Cường lưu ý WASI cần tăng cường phối hợp với các ngành chức năng liên quan, trong đó hướng tới các dự án có tính khả thi cao, nghiên cứu lựa chọn sản phẩm cà phê cao cấp theo hướng “đặc sản” mang tính thương hiệu, có giá trị cao, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Được biết, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà-phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích hơn 203 nghìn ha, sản lượng thu hoạch hằng năm đạt hơn 450 nghìn tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Kim ngạch xuất khẩu cà-phê của tỉnh hằng năm chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Phần lớn người nông dân ở Đắk Lắk đều sản xuất cà-phê và ngành cà-phê luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hầu Tỷ
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập