Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Xuất khẩu cà phê năm 2025 dự báo vượt đỉnh lịch sử Giá cà phê Robusta chốt ở mức 5.126 USD/tấn Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Ông Lê Đức Huy - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Cà phê còn trong dân không nhiều

- Hiện, tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê tại các doanh nghiệp ra sao, thưa ông?

Ông Lê Đức Huy: Hiện lượng cà phê trong dân không còn nhiều, khoảng 15%, người dân bán ra cầm chừng. Trước đó, nhu cầu của nhà nhập khẩu tăng, họ mua với lượng tương đối ổn nhằm đáp ứng nhu cầu và đợi mùa vụ cà phê Brazil và Indonesia diễn ra vào quý II này.

Người dân tỉnh Đắk Lắk thu hoạch cà phê
Người dân tỉnh Đắk Lắk thu hoạch cà phê

Về cơ bản, nguồn cung cà phê năm nay không đáp ứng nhu cầu, do đó, thị trường không đủ hàng, nhưng do diễn biến về địa chính trị khá phức tạp, do đó, khách hàng không mua dư mà cần đến đâu họ sẽ mua đến đó.

Giá cà phê trong nước sau thời gian trồi sụt, dự báo sẽ tăng lại lên con số trên 130.000 đồng/kg. Diễn biến giá cà phê đang theo hướng tốt cho bà con nông dân. Về thị trường xuất khẩu, cà phê Robusta Việt Nam được các thị trường ưa chuộng, đặc biệt là thị trường châu Á.

- Thị trường xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp hiện nay như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Đức Huy: Hiện nay, cà phê của Simexco Daklak xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm con số dưới 5%, còn lại là ở các thị trường khác, trong đó EU đang là thị trường chủ lực của doanh nghiệp.

Tại khu vực châu Á, cùng với thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cũng đang tập trung vào thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc và đặc biệt là thị trường Trung Đông.

Trong đó, với thị trường Trung Đông, sau một thời gian sử dụng cà phê Robusta thay cho cà phê Arabica, họ đã quen với vị đậm đà của cà phê Robusta, do đó, lượng cà phê Việt Nam tiêu thụ tại thị trường này tốt hơn.

Chất lượng cà phê Robusta của Việt Nam cũng được đánh giá cao hơn các nước khác. Do đó, 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp tăng trưởng khoảng 60-70% do khối lượng xuất khẩu không giảm, trong khi đó, giá cà phê xuất khẩu lại tăng mạnh.

Xuất khẩu cà phê dự báo sẽ thu về 7 tỷ USD

- Với kết quả của doanh nghiệp, cũng như của ngành cà phê, ông có dự báo gì về kim ngạch xuất khẩu chung cho ngành hàng này trong năm nay?

Ông Lê Đức Huy: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê đạt 3,78 tỷ USD, tăng 51,1%; giá cà phê 5.698 USD/tấn, tăng 67,5%. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cũng ghi nhận mức tăng trưởng tương tự. Với sự đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, dự kiến năm nay, ngành cà phê sẽ thu về khoảng 7 tỷ USD.

- Với thị trường EU, kế hoạch của doanh nghiệp trong thời gian tới ra sao, thưa ông?

Ông Lê Đức Huy: Hiện nay, EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tới 41% sản lượng. Tuy nhiên, EU đã đưa ra Quy định chống phá rừng (EUDR), theo đó, từ ngày 30/12/2024 yêu cầu các mặt hàng như cà phê, cao su, gỗ, ca cao… xuất khẩu vào EU phải truy xuất nguồn gốc, không liên quan đến phá rừng sau ngày 31/12/2020. Doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị phạt đến 4% doanh thu và bị loại khỏi thị trường EU.

Ông Lê Đức Huy - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột
Ông Lê Đức Huy - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Ảnh: Hạnh Lê

Sau đó, EU quyết định gia hạn thực thi EUDR thêm 12 tháng, lùi mốc áp dụng với doanh nghiệp lớn tới ngày 30/12/2025 và doanh nghiệp nhỏ tới ngày 30/6/2026. Sau thời điểm này, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, cao su, gỗ… vào EU không đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc sẽ bị loại khỏi thị trường quan trọng này.

Để đáp ứng yêu cầu EUDR, với các đối tác trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vẫn bám sát vùng trồng, làm cà phê có chứng nhận bền vững, xây dựng bản đồ số, truy xuất nguồn gốc đến từng nông hộ.

Về chiến lược chất lượng, doanh nghiệp vẫn đồng hành cùng chuỗi cung ứng để tạo ra sản phẩm cà phê đặc sản Việt Nam, đặc biệt là cà phê Robusta để phục vụ nhu cầu mới, nhu cầu cao hơn cũng như khắt khe hơn về hương và vị của khách hàng.

Vừa rồi, Highlands Coffee và Simexco Daklak đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cà phê Robusta Việt Nam.

Theo thỏa thuận, Simexco Daklak sẽ cung cấp cà phê nhân Robusta thương mại và đặc sản chất lượng cao theo tiêu chuẩn Highlands. Đồng thời phát triển vùng nguyên liệu chuyên biệt để đảm bảo truy xuất nguồn gốc và nâng cao chất lượng qua mô hình canh tác bền vững.

Hai bên cũng sẽ hợp tác thành lập các trang trại mẫu, thử nghiệm nông nghiệp tái tạo và áp dụng phương pháp chế biến sau thu hoạch sáng tạo. Các sản phẩm từ mô hình này sẽ được Highlands Coffee Roastery mua độc quyền, sử dụng như thành phần cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu và quảng bá cà phê Robusta Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Đây là bước đi mang nhiều ý nghĩa, không chỉ phản ánh cam kết phát triển bền vững mà còn mở ra cơ hội nâng tầm Robusta Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới. Sự hợp tác này cũng thể hiện doanh nghiệp Việt Nam không chỉ chủ động ứng phó trước các biến động toàn cầu, mà còn đang từng bước khẳng định vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm thế giới. Thông qua sự hợp tác này, cà phê Việt Nam, đặc biệt là Robusta, được nâng tầm không chỉ về chất lượng mà còn về giá trị thương hiệu.

- Trở lại với cà phê đặc sản, được biết, cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2025 vừa diễn ra, ông có thể chia sẻ kết quả và ý nghĩa đối với cuộc thi này?

Ông Lê Đức Huy: Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam là sự kiện thường niên do Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức với quy mô toàn quốc cho cà phê nhân Robusta và Arabica. Cuộc thi nhằm tôn vinh chất lượng cà phê đặc sản Việt Nam, tạo động lực phát triển bền vững cho ngành cà phê và nâng tầm thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

2025 là năm thứ 7 liên tiếp Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam được tổ chức và đã nhận được 149 mẫu cà phê đăng ký dự thi của 70 đơn vị là tổ chức, cá nhân thuộc 9 tỉnh, thành phố. Tổng sản lượng mẫu dự thi là 245 tấn gồm cà phê Robusta 173 tấn và cà phê Arabica 72 tấn.

Điểm mới nổi bật của cà phê đặc sản Việt Nam 2025 là lô hàng dự thi tăng kỷ lục, lần đầu tiên một lô cà phê Robusta đạt khối lượng lên tới 30 tấn tham dự thi, khẳng định tính thực tiễn và thương mại hóa cao. Đồng thời, giống cà phê tham gia cũng phong phú, như cà phê Robusta gồm: TR9, Thiên Trường, Xanh lùn; cà phê Arabica gồm: Catuai quả vàng, Bourbon, Typica, THA1…

Trải qua quy trình đánh giá khắt khe của vòng chung kết, Ban tổ chức chọn được Top 3 mẫu cà phê đặc sản Robusta và Top 4 mẫu cà phê Arabica có số điểm cao nhất để trao giải.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải thưởng được yêu thích nhất cho mẫu cà phê Robusta của đơn vị Bui Coffee Supply đến từ xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và mẫu cà phê Arabica cho Cơ sở sản xuất cà phê BANA’A, đến từ xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Đồng thời vinh danh những đơn vị tham gia cuộc thi 5 năm liền đều đạt cà phê đặc sản.

Cuộc thi là cột mốc quan trọng cho thấy cà phê Việt Nam đang đi đúng với xu hướng toàn cầu, từng bước bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng được những yêu cầu tiêu dùng khắt khe của thị trường thế giới. Đồng thời, khẳng định cà phê Việt Nam không chỉ ở Top đầu về sản lượng mà còn có thể chinh phục đỉnh cao chất lượng.

Xin cảm ơn ông!

Chiếm tới 41% sản lượng, EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Nhằm đáp ứng quy định về EUDR, mới đây Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã triển khai thí điểm hệ thống dữ liệu vùng trồng cà phê tại 4 huyện, gồm: Krông Năng, Cư M’gar, Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk) và Di Linh (tỉnh Lâm Đồng). Đây là cơ sở giúp ngành cà phê duy trì xuất khẩu sang EU và tạo nền tảng minh bạch cho phát triển bền vững trong thời gian tới.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: cà phê Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’