Thứ sáu 25/04/2025 21:16

Đại Lộc phát triển du lịch canh nông

Huyện Đại Lộc nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Vùng đất này có nhiều thuận lợi trong phát triển du lịch khi là cửa ngõ vùng Tây Nam TP. Đà Nẵng; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, tiếp giáp với những vùng đất có 2 di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn. 

Đại Lộc sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên đẹp hoang sơ; trong đó, thắng cảnh Khe Lim, hồ Khe Tân và Suối Mơ đã nằm trong danh mục khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Đây là nơi lưu giữ nhiều giá trị của các nền văn hóa nổi tiếng: Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt với nhiều di chỉ, di tích văn hóa - lịch sử của vùng đất nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Đặc biệt, vùng đất này lưu giữ nhiều loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo vùng miền, là xứ sở của nhiều lễ hội dân gian và các làng nghề truyền thống. Ngoài ra, vùng trồng cây ăn quả gắn với suối nước nóng Thái Sơn (Đại Hưng); vườn trồng cây ăn quả gốc Nam Bộ gắn với “du lịch canh nông”, du lịch nhà vườn, làng nghề nhà vườn như: HTX Hồ Lộc (Đại Minh), làng rau Bàu Tròn (Đại An); làng đan lờ truyền thống Trung An, làng làm bánh ú tro Hoán Mỹ (thị trấn Ái Nghĩa),... là những điểm thu hút đông du khách tham quan, mua nông sản, thực phẩm sạch, tận hưởng không khí làng quê. Hiện nay, Đại Lộc đang tập trung đầu tư củng cố toàn diện 3 điểm du lịch sinh thái: Khe Lim (Đại Hồng), hồ Khe Tân (Đại Chánh) và Suối Mơ (Đại Hồng). Tiếp tục tôn tạo và phát huy các điểm đến, các di tích văn hóa - lịch sử, tâm linh gắn với các tour du lịch.

Làng ươm rau giống thị trấn Ái Nghĩa
Làng làm bánh ú tro truyền thống Hoán Mỹ
Phong cảnh đồng quê ở xã Đại Đồng

Ông Nguyễn Công Thanh - Bí thư Huyện ủy Đại Lộc cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI của huyện giai đoạn 2015 - 2020 cũng đặt mục tiêu từng bước phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, đưa lĩnh vực này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục xây dựng các nghị quyết chuyên đề, gắn phát triển nông nghiệp, cụ thể là những vùng trồng cây ăn quả, trồng hoa, sản phẩm làng nghề với phát triển du lịch.

Tiên Sa
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới