Thứ hai 12/05/2025 21:45
Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn:

Cung chưa đáp ứng đủ cầu

Đến thời điểm này, cả nước mới có 280 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn. Con số này là quá ít ỏi, trong khi người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với vấn nạn thực phẩm bẩn. Nhưng thực tế, việc xây dựng chuỗi cung ứng này không hề dễ dàng.
Rau an toàn được bày bán ở siêu thị

Quy mô sản xuất và sản lượng ít

Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến tháng 4/2016, đã có 35 tỉnh, thành phố hình thành chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với tổng số 280 chuỗi với các sản phẩm chính là rau, quả, chè, thịt, trứng, gạo và thuỷ sản. Thực tế việc hình thành các chuỗi đã và đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Điển hình như, một số chuỗi liên kết chưa chặt chẽ, chưa ổn định. Khối lượng, chủng loại sản phẩm của mô hình không đáp ứng đủ yêu cầu tiêu thụ. Giá bán sản phẩm chưa đạt như mong muốn của người sản xuất. Chi phí cho bao bì, tem nhãn cao, trong khi giá bán chưa như mong đợi, người tiêu dùng khó phân biệt được sản phẩm trong và ngoài chuỗi. Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và sản phẩm rau quả an toàn nói riêng của người dân còn hạn chế nên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam (đặc biệt là sản phẩm rau quả) đang bị hàng Trung Quốc cạnh tranh gay gắt về mẫu mã và giá cả. Ví dụ, khoai tây Đà Lạt giá 24.000 - 25.000 đồng/kg nhưng khoai tây Trung Quốc chỉ 15.000 - 16.000 đồng/kg. Do đó, các cơ quan chức năng cần có biện pháp nào đó để người dân nhận biết, phân biệt rõ các loại mặt hàng. Quy mô sản xuất cũng như sản lượng cho mỗi chủng loại sản phẩm còn ít, sản xuất tập trung vào thời vụ chính, chưa thành sản xuất hàng hóa lớn.

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp

Theo ông Trần Mạnh Chiến – chủ chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn Bác Tôm, các đối tác tham gia trong chuỗi là hộ gia đình nên không có đăng ký kinh doanh ở địa phương, vì vậy, nhà nước cần xây dựng quy chuẩn để phù hợp với mô hình quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thúc đẩy chương trình dồn điền đổi thửa kết hợp với xây dựng chuỗi sản xuất an toàn để nâng cao thu nhập cho nông dân. Các doanh nghiệp cũng băn khoăn là làm sao có vùng nguyên liệu ổn định, trong khi việc liên kết với nông dân còn nhiều khó khăn; chi phí đầu tư dây chuyền sơ chế rất lớn. Doanh nghiệp không thể ký hợp đồng với từng hộ dân, vì vậy vai trò của HTX rất quan trọng nhưng rất tiếc là mô hình HTX kiểu mới đảm bảo hoạt động như một doanh nghiệp hiện nay còn hiếm.

Từ thực tế triển khai ở địa phương mình, theo ông Phạm Thế Cường, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản Sơn La, để xây dựng thành công chuỗi sản xuất, cung ứng rau an toàn, cần quan tâm thực hiện tốt những nội dung sau: Đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất đủ điều kiện sản xuất rau an toàn để xây dựng chuỗi rau an toàn. Tổ chức tập huấn quy trình trồng rau an toàn, đặc biệt chú trọng khâu hướng dẫn, giám sát việc thực hành của bà con về quy trình an toàn, chú trọng các khâu: Chọn giống, ưu tiên những loại giống rau chất lượng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều; sử dụng nước tưới, phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sơ chế, ghi chép đơn giản nhưng đủ để truy xuất khi cần thiết. Lấy mẫu test thử nhanh dư lượng đối với các lô sản phẩm xuất bán nếu đạt yêu cầu mới cho xuất. Xây dựng các điểm phân phối sản phẩm rau an toàn có xác nhận, phối hợp với các cơ quan chức năng và UBND huyện, thành phố từng bước hình thành các chợ nông sản an toàn. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá để mọi người (người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng) biết kiến thức về sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nông sản an toàn.

Anh Thơ

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa