Thứ hai 23/12/2024 18:02
Ông Khuất Duy Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Tâm Tây Bắc (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La):

Cộng đồng doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng vào Quy hoạch điện VIII

Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá, mỗi tháng công ty tiêu thụ khoảng từ 6000-8000 kW điện. Bình quân mỗi tháng, số tiền điện phải trả là khoảng 120 triệu đồng.

Điện là một loại hàng hóa, dịch vụ đầu vào của chúng tôi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy việc cung cấp ổn định và đầy đủ điện cho doanh nghiệp là một việc hết sức quan trọng. Hiện tại, về cơ bản, ngành điện đang đáp ứng tốt việc cung cấp điện an toàn và liên tục cho doanh nghiệp. Các vướng mắc, kiến nghị đều được tiếp thu và giải quyết kịp thời, giá mua điện được áp theo đúng qui định về mục đích sử dụng. Tuy nhiên, để có nguồn điện ổn định cho sản xuất, chúng tôi phải tự đầu tư đường dây và trạm biến áp về đến nhà máy. Đây là một điều chưa hợp lý trong bình đẳng về quan hệ mua bán (cung – cầu).

Xét về tình hình cung ứng điện trong thời gian qua, Chính phủ đã tạo mọi điều kiện ưu đãi với các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất điện, đã có những quy định về xóa bỏ độc quyền trong hoạt động cung cấp-mua bán điện, lựa chọn nhiều hình thức, công nghệ mới trong sản xuất điện… Nhưng trước nhu cầu sử dụng điện ngày một tăng, mọi nỗ lực, cố gắng của ngành điện vẫn chưa đáp ứng đủ, dẫn đến việc phải cắt điện luân phiên vào mùa cao điểm một số năm trước đây. Năm nay, khi dịch Covid0-19 dần được kiểm soát, nhu cầu sản xuất tăng lên, chúng tôi khá lo lắng.

Ông Khuất Duy Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Tâm Tây Bắc (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La)

Chính vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất đang kỳ vọng lớn vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII). Với quy hoạch điện lần này, chúng tôi mong muốn phải làm tốt công tác khảo sát, bám sát vào quy hoạch giao thông, đô thị, khu công nghiệp... Căn cứ vào các dự báo về phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương để xây dựng quy hoạch điện từ chi tiết đến tổng thể và đồng bộ từ khâu sản xuất, truyền tải đến phân phối.

Ngoài ra, ngành điện cần cải tiến và hoàn thiện hơn nữa các thủ tục hành chính trong kinh doanh điện. Thứ nhất, hiện đại hóa hơn nữa công tác triển khai lưới điện, phát huy tối đa công nghệ thông tin trong khai thác,quản lý, vận hành. Thứ hai, đưa vào quy hoạch chi tiết các khu vực xây dựng nhà máy, trạm biến áp, hành lang tuyến, hướng đường dây. Thứ 3, sản xuất điện phải đi đôi với các hoạt động bảo vệ môi trường, lựa chọn các công nghệ xanh và sạch để giảm phát thải và ưu tiên cho công nghệ năng lượng tái tạo. Thứ 4, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, củng cố các nguồn, lưới điện sẵn có, ngăn ngừa, giảm sự cố, chống tổn thất trong truyền tải, phân phối, cung cấp điện năng.

Đăng Khoa
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Tin cùng chuyên mục

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới